Chuyên đề Địa lí 10 (Kết nối tri thức) Tác động của đô thị ở các nước đang phát triển

Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 4: Tác động của đô thị ở các nước đang phát triển sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 10 KNTT Phần 4.

1 26333 lượt xem
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 4: Tác động của đô thị ở các nước đang phát triển

1. Tác động đến kinh tế

Câu hỏi trang 25 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục 1, hãy phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế ở các nước đang phát triển.

Trả lời:

* Tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế ở các nước đang phát triển:

a) Tích cực

- Đô thị hóa kéo theo sự chuyển dịch lao động từ đó thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Năng suất lao động ở các khu vực công nghiệp, dịch vụ cao hơn ở khu vực nông nghiệp giúp thu nhập của lao động ở các khu vực phi nông nghiệp cao hơn ở khu vực nông nghiệp.

- Các đô thị là thị trường tiêu thụ lượng hàng hóa lớn và đa dạng.

- Các đô thị cũng là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Sự phát triển đô thị dẫn tới sự phát triển hạ tầng đô thị.

b) Tiêu cực

- Quá tải về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước,...) và hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, vui chơi giải trí,...) ở đô thị do số dân đô thị tăng nhanh.

- Tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn.

2. Tác động đến dân cư, xã hội

Câu hỏi trang 25 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đến dân cư – xã hội ở các nước đang phát triển.

Trả lời:

* Tác động của quá trình đô thị hóa đến dân cư – xã hội ở các nước đang phát triển:

a) Tích cực

- Đô thị hóa tạo ra nhiều việc làm mới cho dân cư, làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi cơ cấu dân số, tạo nên sự chuyển biến sâu rộng trong đời sống xã hội.

- Nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

- Đô thị hóa giúp phổ biến lối sống thành thị. Đó là lối sống với phong cách làm việc công nghiệp, tôn trọng pháp luật.

- Đô thị hóa làm chậm tốc độ tăng tự nhiên của dân số, giúp cơ cấu dân số ổn định hơn, chất lượng dân cư cao hơn.

b) Tiêu cực

- Lao động và việc làm là những vấn đề nan giải trong quá trình đô thị hóa.

- Ảnh hưởng đến nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp ở nông thôn.

- Nhà ở là vấn đề lớn đối với đô thị. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

3. Tác động đến môi trường

Câu hỏi trang 26 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đến môi trường ở các nước đang phát triển.

Trả lời:

* Tác động của quá trình đô thị hóa đến môi trường ở các nước đang phát triển:

a) Tích cực

- Đô thị hóa gắn liền với việc mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kĩ thuật,...).

- Tạo động lực phát triển quốc gia, lãnh thổ và nâng cao mức sống nhân dân.

b) Tiêu cực

- Phát triển đô thị, mở rộng đô thị, thay đổi mục đích sử dụng đất khiến môi trường thay đổi, một số hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp bị mất đi.

- Đô thị góp phần tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, đe doạ sự phát triển bền vững.

4. Tác động của đô thị hóa ở Việt Nam

Câu hỏi trang 27 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục 4, hãy nêu tác động của quá trình đô thị hóa đối với nước ta.

Trả lời:

* Tác động của quá trình đô thị hóa đối với nước ta:

a) Tích cực

- Đô thị hóa dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Khu vực đô thị ngày càng có đóng góp tỉ lệ lớn trong tổng GDP cả nước

- Phát triển đô thị góp phần quan trọng vào việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Đô thị hóa đi liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra lượng việc làm lớn, tăng thu nhập cho người lao động.

- Không gian đô thị mở rộng kéo theo cơ sở hạ tầng có quy mô ngày càng lớn, chất lượng hạ tầng dần được cải thiện.

- Lối sống đô thị lan toả và phát huy nhiều mặt tích cực trong đời sống xã hội.

b) Tác động tiêu cực

- Số dân đô thị tăng nhanh trong khi cơ sở hạ tầng đô thị phát triển không theo kịp đã dẫn tới những hệ lụy, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, tạo sức ép lên việc làm,...

- Nhiều mặt tiêu cực của lối sống đô thị cũng lan về nông thôn, phá vỡ nhiều nét đẹp lâu đời của làng quê.

- Chênh lệch mức sống trong dân cư ngày càng lớn, ảnh hưởng tới trật tự xã hội,...

Câu 1 trang 27 Chuyên đề Địa lí 10: Hãy so sánh đặc điểm đô thị hóa giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Trả lời:

1. So sánh đặc điểm đô thị hóa giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Chuyên đề Địa lí 10  Tác động của đô thị ở các nước đang phát triển – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 2 trang 27 Chuyên đề Địa lí 10: Cho bảng số liệu:

Bảng 5: Số dân thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950 – 2020

(Đơn vị: triệu người)

  1950 1980 2000 2020
Số dân thành thị 750.9 1754.2 2868.3 4379.0
Số dân nông thôn 1785.5 2703.8 3275.2 3416.0
Tổng số dân 2536.4 4458.0 6143.5 7795.0

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950 – 2020. Nêu nhận xét.

Trả lời:

- Xử lí số liệu:

Bảng: Số dân thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950 – 2020 (Đơn vị: %)

  1950 1980 2000 2020
Số dân thành thị 29.6 39.3 46.7 56.2
Số dân nông thôn 70.4 60.7 53.3 43.8
Tổng số dân 100 100 100 100

- Vẽ biểu đồ:

Chuyên đề Địa lí 10  Tác động của đô thị ở các nước đang phát triển – Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Nhận xét:

Nhìn chung cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950 – 2020 có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số nông thôn, tăng tỉ lệ dân số thành thị.

+ Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 29,6% (1950) lên đến 56,2% (2020), tăng 26,6%, tương đương tỉ lệ dân nông thôn cũng giảm 26,6%.

+ Từ 1950 đến 2000 tỉ lệ dân nông thôn vẫn chiếm ưu thế >50% so với tỉ lệ dân thành thị, cụ thể năm 2000 là 53,3%.

+ Từ 2000 đến 2020, tỉ lệ dân thành thị đã vượt lên >50% so với tỉ lệ dân nông thôn, cụ thể năm 2020 là 56,2%.

Vận dụng trang 27 Chuyên đề Địa lí 10: Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

1. Sưu tầm thông tin tìm hiểu về một siêu đô thị trên thế giới

2. Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp để khắc phục một trong những vấn đề nan giải ở các đô thị lớn của nước ta hiện nay (gợi ý vấn đề: ùn tắc giao thông, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội, di cư tự do vào đô thị, ô nhiễm môi trường đô thị,…).

Trả lời:

Thực hiện nhiệm vụ 1. Sưu tầm thông tin tìm hiểu về một siêu đô thị trên thế giới

* Tìm hiểu về Siêu đô thị lớn nhất thế giới Tokyo

- Thuở mới hình thành, Tokyo là một làng chài nhỏ với tên gọi Edo. Hiện thành phố này đã trở thành một siêu đô thị với tỷ lệ dân số cao nhất thế giới. Đến thăm Nhật Bản hầu hết du khách đều ngạc nhiên trước lượng người chen chúc nhau trên những chuyến tàu vào giờ cao điểm. Shibuya của Tokyo cũng được bình chọn là giao lộ đông đúc nhất hành tinh.

- Theo số liệu thống kê năm 2020, Tokyo là địa phương đông dân nhất Nhật Bản với hơn 38 triệu người (bao gồm cả Kanagawa liền kề, các tỉnh Saitama và Chiba).

- 420.000 người di cư đến Tokyo chỉ trong một năm

+ Chỉ trong một năm 2017, khoảng 420.000 người từ khắp các vùng của Nhật Bản đã di cư đến Tokyo, đặc biệt là từ khu vực Kanto. Họ đến thủ đô để học tập và làm việc. Phần lớn người dân chuyển đến 23 phường chính của Tokyo.

+ Cứ mỗi năm trôi qua, lượng người di cư về ngày càng nhiều biến thành phố này trở thành đô thị đông dân nhất thế giới.

- Mật độ dân số Tokyo cao gấp 18 lần mức trung bình

+ Xét tổng thể toàn đất nước, tại Nhật Bản cứ một km2 có 340 người sinh sống, 340/km2.

+ Tuy nhiên, riêng ở Tokyo, con số này tăng vọt lên 6.200/km², cao hơn 18 lần so với mức trung bình của toàn Nhật Bản.

- Dân số Tokyo tăng trưởng 11 năm liên tiếp

+ Theo thống kê của chính quyền Tokyo, dân số ở 23 phường và các thành phố trực thuộc Tokyo từ năm 1996 đến nay chưa bao giờ giảm.

+ Dân số của khu vực thủ đô Tokyo đang trên đà tăng trưởng trong 11 năm liên tiếp.

+ Trong khi dân số toàn Nhật Bản đạt đỉnh vào năm 2008, thì ở Tokyo không hề giảm và vẫn tiếp tục tăng lên.

+ Năm 1995, 9,2% tổng dân số Nhật Bản sống ở Tokyo, nhưng con số đó đã tăng lên 10,1% vào năm 2015 chỉ trong 10 năm.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

I. Những vấn đề chung về báo cáo địa lí

II. Các bước viết báo cáo địa lí

I. Khái niệm và biểu hiện của biến đổi khí hậu

II. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

III. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu

1 26333 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: