Chuyên đề Địa lí 10 (Kết nối tri thức) Những vấn đề chung về báo cáo địa lí

Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 1: Những vấn đề chung về báo cáo địa lí sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 10 KNTT Phần 1.

1 4,685 16/11/2022
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 1: Những vấn đề chung về báo cáo địa lí

Mở đầu trang 6 Chuyên đề Địa lí 10: Báo cáo địa lí là gì? Quy trình viết một báo cáo địa lí như thế nào?

Trả lời:

* Báo cáo địa lí là: một văn bản trình bày sự hiểu biết về một hoặc một số vấn đề thuộc các lĩnh vực địa tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và toàn cầu.

* Quy trình viết một báo cáo địa lí:

Bước 1: Xác định ý tưởng và lựa chọn vấn đề

- Ý tưởng của một vấn đề địa lí có thể hình thành từ nhiều trường hợp khác nhau.

- Từ việc lựa chọn ý tưởng cho vấn đề muốn tìm hiểu và xác định tên của bài báo cáo địa lí.

- Tên của một bài báo cáo địa lí cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Ngắn gọn, sử dụng ngôn ngữ khoa học.

+ Thể hiện rõ vấn đề muốn tìm hiểu và mục đích của người viết báo cáo.

+ Bao quát được đối tượng, phạm vi và khoảng thời gian tìm hiểu vấn đề.

Bước 2: Xây dựng đề cương báo cáo

- Viết báo cáo chính là xây dựng đề cương.

- Xác định được những nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện cho bài báo cáo.

Bước 3: Thu thập, xử lí và hệ thống hoá thông tin

- Thu thập thông tin là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu viết báo cáo địa lí.

Các nguồn thông tin có thể thu thập cho việc viết báo cáo địa lí là:

+ Nội dung kiến thức có liên quan với vấn đề tìm hiểu trong chương trình phổ thông.

+ Các tạp chí/sách khoa học, niên giám thống kê, tranh ảnh, tài liệu địa phương.

+ Các website trên internet có nguồn thông tin đáng tin cậy.

+ Nguồn thông tin từ gia đình, địa phương và các cơ quan quản lí ở địa phương.

+ Các nguồn khách thông qua quan sát thực tế, thực hiện phỏng vấn, điều tra.

- Xử lý và hệ thống hoá thông tin

+ Căn cứ vào các thông tin thu thập, tiến hành xử lí và hệ thống hoá thông tin.

+ Việc xử lý thông tin và hệ thống hóa thông tin gồm 3 thao tác cơ bản:

Thao tác 1 - Tập hợp, phân loại thông tin;

Thao tác 2 - chuẩn hóa, phân tích, sàng lọc thông tin;

Thao tác 3 - Đánh giá và hệ thống hóa thông tin.

- Tập hợp, phân loại thông tin: Tập hợp các nguồn thông tin đã thu thập, phân loại các thông tin thành các nhóm (kênh hình, kênh chữ, số liệu).

- Chuẩn hoá, phân tích, sàng lọc thông tin: Tiến hành phân tích sàng lọc thông tin để loại bỏ đi những thông tin không phù hợp.

- Đánh giá và hệ thống hoá thông tin: Đánh giá và hệ thống hoá nguồn tài liệu tham khảo cho bài báo cáo.

Bước 4: Viết báo cáo và lựa chọn cách trình bày

- Dựa vào đề cương chi tiết và nguồn thông tin đã xử lí, hệ thống hoá, người học tiến hành viết báo cáo.

- Một báo cáo địa lí có thể được trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Khi viết bài báo cáo, người học cần lưu ý một số yêu cầu sau:

+ Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, khoa học, hạn chế viết tắt và tránh sử dụng từ “lóng".

+ Xây dựng hệ thống nội dung và đánh số thứ tự để bài báo cáo địa lí được mạnh lạc.

+ Kết hợp kênh chữ với kênh hình (tranh ảnh, Sơ đồ, biểu đồ, bảng số thống kê, lược đồ,...) đề minh hoạ cho các nhận định trong bài báo cáo.

+ Khi trình bày hệ thống các kênh hình nên theo quy tắc tên hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ nằm phía dưới hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ.

- Với các bài báo cáo trình bày với hình thức powerpoint, cần lưu ý với việc chọn font chữ, kích thước chữ sao cho phù hợp.

- Với bài báo cáo trình bày dưới hình thức video clip thì việc chọn lựa âm thanh, hình ảnh,.., cần phù hợp với nội dung của bài báo cáo.

- Đa dạng các hình thức trình bày bài báo cáo địa lí giúp người học được lựa chọn sản phẩm theo đúng sở thích, khả năng và năng lực của người viết.

Bước 5: Tổ chức báo cáo kết quả

Khi thuyết trình về vấn đề tìm hiểu, cần lưu ý:

- Trình bày ngắn gọn, đúng thời gian quy định.

- Điều chỉnh giọng nói phù hợp về âm lượng, ngữ điệu.

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, cử chỉ để tăng tính tương tác với người nghe.

- Khích lệ người nghe tham gia vào bài thuyết trình thông qua việc đặt câu hỏi tương tác.

1. Quan niệm về báo cáo địa lí

Câu hỏi trang 28 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 1, em hãy cho biết thế nào là báo cáo địa lí.

Trả lời:

- Báo cáo địa lí là một văn bản trình bày sự hiểu biết về một hoặc một số vấn đề thuộc các lĩnh vực địa tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và toàn cầu.

2. Cấu trúc của một báo cáo địa lí

Câu hỏi trang 28 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào mục 2, em hãy trình bày cấu trúc của một báo cáo địa lí.

Trả lời:

Cấu trúc của một báo cáo địa lí:

+ Ý nghĩa của của vấn đề.

+ Khả năng của vấn đề.

+ Thực trạng của vấn đề.

+ Hướng giải quyết vấn đề.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

II. Các bước viết báo cáo địa lí

I. Khái niệm và biểu hiện của biến đổi khí hậu

II. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

III. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu

IV. Ứng phó với biến đổi khí hậu

1 4,685 16/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: