Chí khí anh hùng - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Chí khí anh hùng Ngữ văn lớp 11 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 871 13/09/2024


Tác giả tác phẩm: Chí khí anh hùng - Ngữ văn 11

I. Tìm hiểu tác phẩm Chí khí anh hùng

1. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại truyện thơ Nôm

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Chí khí anh hùng - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại, cho thấy chí khí của Từ Hải.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Bố cục

- Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải

- Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều

- Phần 3 (còn lại): Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải

5. Giá trị nội dung

Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí.

6. Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật

- Hình ảnh kì vĩ, mang tính ước lệ tượng trưng

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chí khí anh hùng

1. Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy kiều sau nửa năm chung sống

Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thảng rong

- Thời gian ra đi nửa năm: Là một con số không nhiều thế nhưng chàng và nàng đã có biết bao nhiêu là kỉ niệm.

- Hoàn cảnh ra đi hương lửa: Tình ảnh ước lệ "tình yêu". → Hương lửa đương nồng: Tình cảm của hai người đang rất mặn nồng.

- Lí do ra đi:

+ Trượng phu: Người đàn ông có tài năng xuất chúng.

+ Từ Hải đã động lòng bốn phương: Ý chí muốn làm nên sự nghiệp lớn. Hình ảnh "trời bể mênh mang" như thể hiện được ý chí lớn lao của Từ Hải.

+ Khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi.

+ Thoắt (tính từ): Dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết, chỉ sự nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ.

- Tư thế:

+ Thanh gươm yên ngựa: một mình, một gươm, một ngựa.

+ Thong rong: Đi liền một mạch

→ Tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất

- Cách miêu tả: Đặt nhân vật sánh ngang với không gian trời bể mênh mang.

→ Cảm hứng vũ trụ

→ Ngợi ca người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ.

* 4 câu đầu miêu tả:

- Bối cảnh chia li giữa Thúy Kiều và Từ Hải.

- Giới thiệu chí khí anh hùng của Từ Hải.

- Tư thế oai phong, hào hùng của 1 con người mang tầm vóc vũ trụ.

→ Ý chí quyết tâm ra đi dứt khoát không vương vấn.

⇒ Bốn câu thơ đầu đã thể hiện được cuộc chia tay vô cùng kiên quyết của Từ Hải.

2. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải

Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"

Từ rằng: "Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

Bằng nay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu

Chầy chăng là một năm sau vội gì?

- Thúy Kiều một lòng một dạ muốn theo chồng mình: Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng/ Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.”

+ Thúy kiều nhắc đến chữ tòng trong lễ giáo phong kiến, phận gái thì phải theo chồng.

+ Do tâm lí của nàng lúc này.

+ Có thể nàng muốn ra đi để cùng chia sẻ, tiếp sức và cùng gánh vác khó khăn cùng Từ Hải.

→ Đó là mong muốn chính đáng, hợp lí, thuận tình.

- Từ Hải đã từ chối mong muốn của Thúy Kiều. Đó là phản ứng tất yếu của người anh hùng chân chính: Từ rằng: "Tâm phúc tương tri/ Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

+ Tâm phúc tương tri: Hai người đã hiểu nhau sâu sắc.

+ Sao chưa dứt khỏi nữ nhi thường tình: Khuyên Thúy Kiều vượt lên chính mình để trở thành vợ một người anh hùng.

- Hứa hẹn ngày trở về vinh quang:

+ Bao giờ mười vạn tinh binh...Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường: Khí chất anh hùng của kẻ trượng phu. Chàng phải đi đến khi nào lập nên sự nghiệp, có tinh binh đi sau, có lá cờ rợp đất thì mới trở về tìm nàng để cho nàng có một cuộc sống sung sướng.

+ Làm cho rõ mặt phi thường/ Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia: Ước mơ anh hùng,phải làm cho ra dạng phi thường khi đó thì Từ Hải mới rước nàng thành vợ chính thức của chàng.

+ Bốn bể không nhà: Ẩn dụ → Chí khí tung hoành ngang dọc. Còn đi theo Từ Hải thì bốn bể không nhà làm sao mà một người con gái như nàng Kiều có thể chịu đựng được.

+ Đành lòng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì?: Chàng vừa hứa hẹn vừa an ủi nàng, cùng lắm là một năm sau chàng sẽ trở về bên nàng.

→ Từ Hải quả là một người anh hùng khí thế hơn người, nữ nhi xinh đẹp cũng không thể nào ngăn được chí hướng lớn lao của người anh hùng ấy. Không những thế chàng còn hứa hẹn an ủi nàng mong ngày sum họp.

3. Ý chí và tính cách của Từ Hải

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dậm khơi

- Thái độ, cử chỉ: Kiên quyết, dứt khoát, ko chần chừ, do dự, ko để tình cảm yếu đuối lung lạc, cản bước.

- Hình ảnh chim bằng: Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ.

→ Khẳng định quyết tâm và tự tin vào thành công. Thể hiện lí tưởng của một kẻ anh hùng khao khát lập nên một sự nghiệp có ý nghĩa.

⇒ Một con người khí chất hơn người, hoài bảo lớn lao và niềm tin sắt đá vào tài năng của mình.

III. Đọc tác phẩm Chí khí anh hùng

Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

IV. Sơ đồ tư duy Chí khí anh hùng

Chí khí anh hùng - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chí khí anh hùng - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm các bài tác giả, tác phẩm Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Mộng đắc thái liên

Tác giả tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tác giả tác phẩm: Và tôi vẫn muốn mẹ

Tác giả tác phẩm: Cà Mau quê xứ

Tác giả tác phẩm: Cây diêm cuối cùng

1 871 13/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: