Câu hỏi:

23/09/2024 523

Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?

A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.

B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.

Đáp án chính xác

D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: C

- Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử,tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

- Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, bởi dù có cố gắng đến đâu thì con người cũng không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó xảy ra.

- Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân. Nhận thức lịch sử trước hết phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử; phụ thuộc vào mức độ phong phú và xác thực của nguồn sử liệu; phụ thuộc vào mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử. (SGK - Trang 7, 8)

→ C đúng.A,B,D sai.

* Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

1.1. Lịch sử

- Khái niệm Lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

+ Thứ ba, lịch sử là một  khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

=> Như vậy: khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản là: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

1.2. Hiện thực lịch sử

- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)

- Ví dụ:

+ Mũi tên đồng được tìm thấy ở Cổ Loa; Rìu đồng Đông Sơn; Trống đồng Ngọc Lũ...

+ Sự kiện ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…

1.3. Nhận thức lịch sử

- Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.

- Ví dụ:

+ Mô hình phục dựng nỏ Liên Châu

+ Mô hình phục dựng bếp Hoàng Cầm

+…

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đối tượng nghiên cứu của Sử học là

Xem đáp án » 22/09/2024 1,338

Câu 2:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?

Xem đáp án » 18/10/2024 1,026

Câu 3:

Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?

Xem đáp án » 22/07/2024 429

Câu 4:

Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm

Xem đáp án » 20/07/2024 404

Câu 5:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?

Xem đáp án » 14/10/2024 294

Câu 6:

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm sau:

“…… là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người”.

Xem đáp án » 11/12/2024 289

Câu 7:

Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?

Xem đáp án » 09/11/2024 259

Câu 8:

Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?

Xem đáp án » 19/07/2024 233

Câu 9:

Việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Sử học trong tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 203

Câu 10:

Hiện thực lịch sử được hiểu là

Xem đáp án » 19/07/2024 198

Câu 11:

Sử học là

Xem đáp án » 19/07/2024 187

Câu 12:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của Sử học?

Xem đáp án » 14/12/2024 176

Câu 13:

Lịch sử được hiểu là

Xem đáp án » 19/07/2024 149

Câu 14:

Nhận thức lịch sử được hiểu là

Xem đáp án » 19/07/2024 145

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »