Câu hỏi:
11/12/2024 289Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm sau:
“…… là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người”.
A. Dã sử.
B. Lịch sử.
C. Sử học.
D. Sử liệu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
-Sử liệu là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người.
- Dã sử là lịch sử ghi chép những chuyện lưu truyền trong dân gian, do tư nhân viết, phân biệt với chính sử
→ A sai
- Lịch sử là quá trình phát triển của xã hội, là sự ghi nhận và phản ánh những sự kiện, những biến đổi, những thành tựu và những thất bại của con người hay một quốc gia trong quá khứ.
→ B sai
- Lịch sử, sử học hay gọi tắt là sử (Tiếng Anh: history) là một môn khoa học xã hội nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người.
→ C sai.
* Mở rộng:
Các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của sử học
1. Các nguồn sử liệu
- Cách phân loại thứ nhất: Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu được chia làm 2 nguồn là: sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ cấp:
+ Sử liệu sơ cấp: là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhấthoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu. Ví dụ: hổ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,...
+ Sử liệu thứ cấp: là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.
- Cách phân loại thứ hai: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia làm bốn loại hình cơ bản: sử liệu lời nói – truyền khẩu; sử liệu hiện vật; sử liệu hình ảnh và sử liệu thành văn
+ Sử liệu lời nói - truyền khẩu: là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,... được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.
+ Sử liệu hiện vật: Là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể,…
+ Sử liệu hình ảnh: Là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gốm tranh, ảnh, băng hình,...
+ Sử liệu thành văn: Là nguồn sử liệu bằng chữ viết, như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,...
2. Một số phương pháp cơ bản của sử học
- Phương pháp nghiên cứu, bao gồm:
+ Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu, khối phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng (về quá trình ra đời, phát triển và suy vong), gắn Với bối cảnh lịch sử cụ thể,..
+ Phương pháp Lô-gic: Tìm hiểu lịch sửtrong hình thứctổng quát để tìm ra các đặc
điểm chung, bản chất, quy luật, mối quan hệ nhân quả của lịch sử,..
- Phương pháp trình bày, bao gồm:
+ Phương pháp lịch đại: Trình bày lịch sử theo thời gian trước - sau (mối liên hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử
+ Phương pháp đồng đại: Trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mỗi liên hệ ngang), giúp người đọc thấy được ở cùng một thời điểm có những sự kiện nào.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Sử học khai thác thông tin của nhiều ngành khoa học (khảo cổ học dân tộc học; văn hóa học….) để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.
- Lưu ý: Tùy thuộc mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu hoặc trình bày thông tin lịch sử… nhà sử học sẽ lựa chọn các phương pháp cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp lịch sử và phương pháp lo-gics vẫn là các phương pháp chủ đạo.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
Câu 4:
Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?
Câu 5:
Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm
Câu 9:
Việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Sử học trong tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây?
Câu 12:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của Sử học?