Trắc nghiệm Sử 10 Bài 1. Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử có đáp án
Trắc nghiệm Sử 10 Bài 1. Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử có đáp án
-
246 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Lịch sử được hiểu là
Đáp án đúng là: A
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. (SGK - Trang 7)
Câu 2:
19/07/2024Hiện thực lịch sử được hiểu là
Đáp án đúng là: D
Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. (SGK - Trang 7)
Câu 3:
14/10/2024Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Do đó, hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người không thể thay đổi được hiện thực lịch sử mà chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức và tái hiện lại lịch sử theo những cách khác nhau. (SGK - Trang 7)
*Tìm hiểu thêm: "Lịch sử là"
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.
- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
+ Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
+ Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Câu 4:
19/07/2024Nhận thức lịch sử được hiểu là
Đáp án đúng là: A
Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử. (SGK - Trang 7)
Câu 5:
23/09/2024Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
Đáp án đúng là: C
- Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử,tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, bởi dù có cố gắng đến đâu thì con người cũng không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó xảy ra.
- Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân. Nhận thức lịch sử trước hết phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử; phụ thuộc vào mức độ phong phú và xác thực của nguồn sử liệu; phụ thuộc vào mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử. (SGK - Trang 7, 8)
→ C đúng.A,B,D sai.
* Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
1.1. Lịch sử
- Khái niệm Lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ
+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
=> Như vậy: khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản là: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
1.2. Hiện thực lịch sử
- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)
- Ví dụ:
+ Mũi tên đồng được tìm thấy ở Cổ Loa; Rìu đồng Đông Sơn; Trống đồng Ngọc Lũ...
+ Sự kiện ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…
1.3. Nhận thức lịch sử
- Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.
- Ví dụ:
+ Mô hình phục dựng nỏ Liên Châu
+ Mô hình phục dựng bếp Hoàng Cầm
+…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Câu 6:
19/07/2024Sử học là
Đáp án đúng là: A
Sử học là khoa học nghiên cứu vẻ quá khứ của loài người. (SGK - Trang 9)
Câu 7:
22/09/2024Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
Đáp án đúng là : C
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người.
- Các hành tinh trong hệ Mặt Trời: Đây là đối tượng nghiên cứu của Thiên văn học, không phải Sử học.
A sai .
- Các loài sinh vật trên Trái Đất: Đây là đối tượng nghiên cứu của Sinh học và Cổ sinh vật học, không phải Sử học.
B sai.
- Quá trình hình thành Trái Đất: Đây là đối tượng nghiên cứu của Địa chất học và Thiên văn học, không phải Sử học.
D sai.
* Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
1.1. Lịch sử
- Khái niệm Lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người
+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ
+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
=> Như vậy: khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản là: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
1.2. Hiện thực lịch sử
- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)
- Ví dụ:
+ Mũi tên đồng được tìm thấy ở Cổ Loa; Rìu đồng Đông Sơn; Trống đồng Ngọc Lũ...
+ Sự kiện ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…
1.3. Nhận thức lịch sử
- Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.
- Ví dụ:
+ Mô hình phục dựng nỏ Liên Châu
+ Mô hình phục dựng bếp Hoàng Cầm
+…
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của sử học
2.1. Đối tượng nghiên cứu của sử học
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,...) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao,...
- Ví dụ:
+ Lịch sử ngoại giao Việt Nam
+ Công cụ lao động của người nguyên thủy…
+ Các cuộc chiến tranh thế giới
+ …
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của sử học
- Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quả khứ (chức năng xã hội).
- Nhiệm vụ của Sử học là:
+ Cung cấp những tri thức khoa học (những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu đúng về quá khứ)
+ Giáo dục, nêu gương (hướng con người tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn)
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Câu 8:
18/10/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?
Đáp án đúng là: D
- Những chức năng của Sử học:
+ Chức năng khoa học: khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
+ Chức năng xã hội: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người; rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
- Góp phần dự báo về tương lai của con người và xã hội là một trong những nhiệm vụ của sử học.
D đúng
- A sai vì nó giúp nghiên cứu, phân tích và hiểu rõ bối cảnh, nguyên nhân cũng như hậu quả của các sự kiện, từ đó rút ra bài học cho hiện tại và tương lai. Chức năng này là cốt lõi để duy trì và phát triển nhận thức lịch sử của con người.
- B sai vì nó giúp con người hiểu rõ các sai lầm và thành công trong quá khứ, từ đó áp dụng vào thực tiễn để tránh lặp lại sai lầm và phát huy những thành tựu. Chức năng này góp phần nâng cao nhận thức và cải thiện quyết định trong các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế.
- C sai vì việc hiểu biết về lịch sử giúp hình thành nhân cách và giá trị đạo đức thông qua những bài học từ quá khứ. Sử học cung cấp cái nhìn sâu sắc về những chiến thắng, thất bại và sự hy sinh của các thế hệ trước, từ đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm đối với xã hội.
*) Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học
- Khái niệm: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
- Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
- Chức năng của sử học:
+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
- Nhiệm vụ của sử học:
+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…
+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Câu 9:
19/07/2024Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
Đáp án đúng là: B
- Nhiệm vụ của Sử học:
+ Nhận thức: cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
+ Giáo dục: góp phần truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau, góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái,…
+ Dự báo: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm,… góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại. (SGK - Trang 10)
Câu 10:
14/12/2024Nội dung nào sau đây phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của Sử học?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Các nguyên tắc cơ bản của Sử học bao gồm khách quan, trung thực, nhân văn và tiến bộ. SGK - Trang 10)
*Tìm hiểu thêm: "Nguyên tắc cơ bản của sử học"
- Nguyên tắc khách quan: sứ mệnh của sử học là tái hiện lại hiện thực lịch sử, đưa ra nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cậy. Do đó, khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất của sử học.
- Nguyên tắc trung thực: nhà sử học có nhiệm vụ tôn trọng sự thật lịch sử và tái hiện nó một cách chân thực dựa trên những sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tạc sự thật lịch sử.
- Nguyên tắc nhân văn và tiến bộ:
+ Mục đích của Sử học là giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những quy luật, bài học hữu ích cho cuộc sống.
+ Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xung đột hoặc kì thị, phân biệt đối xử,... Sử học phải góp phần bảo vệ hoà bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, nhân ái.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Câu 11:
22/07/2024Việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Sử học trong tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
- Việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Sử học trong tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa quan trọng: giúp những thông tin do Sử học cung cấp trở nên đáng tin cậy và có giá trị thực tiễn; góp phần xây dựng thế giới hòa bình, yêu thương, nhân ái, đoàn kết và hợp tác. (SGK - Trang 11)
- Đáp án A không phù hợp, vì: hiện thực lịch sử không thể thay đổi.
Câu 12:
22/07/2024Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?
Đáp án đúng là: C
Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong. (SGK - Trang 12)
Câu 13:
11/12/2024Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm sau:
“…… là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người”.
Đáp án đúng là: D
-Sử liệu là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người.
- Dã sử là lịch sử ghi chép những chuyện lưu truyền trong dân gian, do tư nhân viết, phân biệt với chính sử
→ A sai
- Lịch sử là quá trình phát triển của xã hội, là sự ghi nhận và phản ánh những sự kiện, những biến đổi, những thành tựu và những thất bại của con người hay một quốc gia trong quá khứ.
→ B sai
- Lịch sử, sử học hay gọi tắt là sử (Tiếng Anh: history) là một môn khoa học xã hội nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người.
→ C sai.
* Mở rộng:
Các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của sử học
1. Các nguồn sử liệu
- Cách phân loại thứ nhất: Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu được chia làm 2 nguồn là: sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ cấp:
+ Sử liệu sơ cấp: là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhấthoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu. Ví dụ: hổ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,...
+ Sử liệu thứ cấp: là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.
- Cách phân loại thứ hai: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia làm bốn loại hình cơ bản: sử liệu lời nói – truyền khẩu; sử liệu hiện vật; sử liệu hình ảnh và sử liệu thành văn
+ Sử liệu lời nói - truyền khẩu: là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,... được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.
+ Sử liệu hiện vật: Là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể,…
+ Sử liệu hình ảnh: Là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gốm tranh, ảnh, băng hình,...
+ Sử liệu thành văn: Là nguồn sử liệu bằng chữ viết, như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,...
2. Một số phương pháp cơ bản của sử học
- Phương pháp nghiên cứu, bao gồm:
+ Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu, khối phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng (về quá trình ra đời, phát triển và suy vong), gắn Với bối cảnh lịch sử cụ thể,..
+ Phương pháp Lô-gic: Tìm hiểu lịch sửtrong hình thứctổng quát để tìm ra các đặc
điểm chung, bản chất, quy luật, mối quan hệ nhân quả của lịch sử,..
- Phương pháp trình bày, bao gồm:
+ Phương pháp lịch đại: Trình bày lịch sử theo thời gian trước - sau (mối liên hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử
+ Phương pháp đồng đại: Trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mỗi liên hệ ngang), giúp người đọc thấy được ở cùng một thời điểm có những sự kiện nào.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Sử học khai thác thông tin của nhiều ngành khoa học (khảo cổ học dân tộc học; văn hóa học….) để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.
- Lưu ý: Tùy thuộc mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu hoặc trình bày thông tin lịch sử… nhà sử học sẽ lựa chọn các phương pháp cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp lịch sử và phương pháp lo-gics vẫn là các phương pháp chủ đạo.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Câu 14:
09/11/2024Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: - Sử liệu gốc là nguồn sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu, mang tính khách quan.
- Trong các sử liệu trên, cuốn sách Đại cương lịch sử Việt Nam là công trình nghiên cứu của các nhà sử học về lịch sử Việt Nam, nó không ra đời cùng với thời điểm diễn ra các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ nên không phải là sử liệu gốc. Các nguồn sử liệu còn lại đều ra đời cùng thời gian và gắn liền với các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ nên là nguồn sử liệu gốc.
*Tìm hiểu thêm: "Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học"
- Khái niệm: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
- Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
- Chức năng của sử học:
+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
- Nhiệm vụ của sử học:
+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…
+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…
Câu 15:
20/07/2024Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm
Đáp án đúng là: B
Việc tìm hiểu, khám phá lịch sử cần phải tiến hành một cách khoa học, bao gồm các khâu: xác định vấn đề cần tìm hiểu, chuẩn bị sử liệu, giải quyết vấn đề trên cơ sở khai thác sử liệu,… Trong đó, sưu tầm sử liệu và xử lí thông tin sử liệu là hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu. (SGK - Trang 13)