Câu hỏi:

09/11/2024 260

Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?

A. Châu bản triều Nguyễn.

B. Sách Đại cương lịch sử Việt Nam.

Đáp án chính xác

C. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa).

D. Trống đồng Đông Sơn.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

Giải thích: - Sử liệu gốc là nguồn sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu, mang tính khách quan.

- Trong các sử liệu trên, cuốn sách Đại cương lịch sử Việt Nam là công trình nghiên cứu của các nhà sử học về lịch sử Việt Nam, nó không ra đời cùng với thời điểm diễn ra các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ nên không phải là sử liệu gốc. Các nguồn sử liệu còn lại đều ra đời cùng thời gian và gắn liền với các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ nên là nguồn sử liệu gốc.

*Tìm hiểu thêm: "Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học"

- Khái niệm: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

- Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.

- Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của sử học:

+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…

+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đối tượng nghiên cứu của Sử học là

Xem đáp án » 22/09/2024 1,339

Câu 2:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?

Xem đáp án » 18/10/2024 1,026

Câu 3:

Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?

Xem đáp án » 23/09/2024 523

Câu 4:

Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?

Xem đáp án » 22/07/2024 429

Câu 5:

Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm

Xem đáp án » 20/07/2024 404

Câu 6:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?

Xem đáp án » 14/10/2024 294

Câu 7:

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm sau:

“…… là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người”.

Xem đáp án » 11/12/2024 289

Câu 8:

Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?

Xem đáp án » 19/07/2024 234

Câu 9:

Việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Sử học trong tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 203

Câu 10:

Hiện thực lịch sử được hiểu là

Xem đáp án » 19/07/2024 198

Câu 11:

Sử học là

Xem đáp án » 19/07/2024 188

Câu 12:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của Sử học?

Xem đáp án » 14/12/2024 176

Câu 13:

Lịch sử được hiểu là

Xem đáp án » 19/07/2024 150

Câu 14:

Nhận thức lịch sử được hiểu là

Xem đáp án » 19/07/2024 145

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »