Câu hỏi:
20/07/2024 4,833Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A. giải quyết việc làm cho người lao động, tạo nhiều nông sản hàng hóa.
B. thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh, thu hút nguồn lao động.
C. cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước và phục vụ xuất khẩu.
D. tạo ra khối lượng nông sản xuất khẩu, góp phần bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là giải quyết việc làm cho người lao động, tạo nhiều nông sản hàng hóa.
A đúng.
Đáp án B sai vì việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên không tập trung vào việc hình thành nông trường quốc doanh mà hướng đến các mô hình kinh tế đa dạng, bao gồm cả hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân.
Đáp án C sai vì chưa bao hàm đầy đủ ý nghĩa.
Đáp án D sai vì mặc dù tạo ra khối lượng nông sản xuất khẩu, nhưng bảo vệ môi trường không phải là mục tiêu chính của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm. Việc sử dụng quá nhiều hóa chất và khai thác tài nguyên thiên nhiên có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường.
* Phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
a) Điều kiện phát triển
- Đất badan (khoảng 1,4 triệu ha) có tầng phong phú hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng). Khí hậu phân hóa theo độ cao nên phát triển cây có nguồn gốc cận và ôn đới (chè).
b) Tình hình phát triển
- Cà phê: cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích hơn 568,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.
- Chè: được trồng chủ yếu trên các cao nguyên ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
- Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk.
- Dâu tằm: là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta (cao nguyên Di Linh).
- Các cây công nghiệp khác: bông, hồ tiêu, điều khá phát triển.
=> Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút nguồn lao động từ các vùng khác.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Giải SGKĐịa lí 12 Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển mạnh do tác động chủ yếu của
Câu 4:
Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thưc, thực phẩm ở Đồng bằng Sông Hồng hiện nay là
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 6:
Giải pháp chủ yếu để thu hút khách du lịch quốc tế đến với Duyên hải Nam Trung Bộ là
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh nào sau đây?
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoáng sản nào sau đây?
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy nhiệt điện Na Dương thuộc tỉnh nào sau đây?
Câu 12:
Cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển của Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét là do
Câu 13:
Cho biểu đồ:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh GDP của Malaixia và Philipin từ năm 2010 đến năm 2019?
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ?
Câu 15:
Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là