Câu hỏi:
19/12/2024 266Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
A. Là một đơn vị hành chính - kinh tế độc lập, khép kín.
B. Là vùng đất đai rộng lớn, thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa.
C. Là một vương quốc độc lập, được quyền cha truyền con nối.
D. Lãnh chúa có toàn quyền, được phép đặt quân đội, luật pháp riêng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Đây đều là những đặc điểm đúng của lãnh địa phong kiến. Lãnh địa là một đơn vị tự cung tự cấp, lãnh chúa có quyền lực tuyệt đối, tự đặt ra luật pháp và có quân đội riêng.
=> A sai
Đây đều là những đặc điểm đúng của lãnh địa phong kiến. Lãnh địa là một đơn vị tự cung tự cấp, lãnh chúa có quyền lực tuyệt đối, tự đặt ra luật pháp và có quân đội riêng.
=> B sai
Đến giữa thế kỉ thứ IX, những vùng đất đai rộng lớn đã bị các quý tộc biến thành những khu đất riêng của họ, được quyền cha truyền con nối - gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính - kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về lãnh chúa. Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất đai của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ. (SGK - Trang 9)
=> C đúng
Đây đều là những đặc điểm đúng của lãnh địa phong kiến. Lãnh địa là một đơn vị tự cung tự cấp, lãnh chúa có quyền lực tuyệt đối, tự đặt ra luật pháp và có quân đội riêng.
=> D sai
Sự xuất hiện các thành thị Trung đại:
- Nguyên nhân: Vào thế kỉ XI, sản xuất phát triển thợ thủ công đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi→ hình thành các thị trấn → thành thị trung đại ra đời ( thành phố).
- Hoạt động của thành thị:
+ Cư dân chính chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân,…
+ Đặc điểm kinh tế: Nền kinh tế hàng hóa
+ Thị dân lập ra các trường đại học như: Bô lô nha (Ý). O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp)… để mở mang tri thức và hình thành các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn như: Luân Đôn (Anh), Pa-ri (Pháp), Lu – bếch (Đức), Phi-ren-xê (Ý) để trao đổi sản xuất và buôn bán hàng hóa.
- Vai trò của thành thị:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự niên của các lãnh địa. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa
+ Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền
+ Đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.
+ Tạo dựng cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học mới được thành lập; mang lại không khí tự do và cởi mở.
4. Sự ra đời của Thiên Chúa Giáo:
- Thiên Chúa Giáo ra đời vào thế kỉ I TCN ở Pa-le-xtin - một tỉnh của La Mã vào thời kì đế chế.
- Quá trình phát triển:
+ Ban đầu, Thiên Chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức. Chính quyền đế chế La Mã ra sức đàn áp Thiên Chúa giáo.
+ Đến thế kỉ VI, Thiên Chúa Giáo mới được Hoàng đế La Mã công nhận và có vị trí vững chắc trong xã hội.
+ Thế kỉ XI – XII, Giáo hoàng phát động cuộc thập tự chinh, đem quân đi tàn phá, cướp bóc Pa-le-xtin.
- Đứng đầu Giáo hội là Giáo hoàng có quyền lực chính trị, sức ảnh hưởng đến quyền cai trị các vị vua. Hầu hết người dân Tây Âu đều là giáo dân. Nhà Thờ là nơi để sinh hoạt văn hóa, diễn ra các nghi thức quan trọng trong cuộc sống.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những sản phẩm mà nông nô không tự sản xuất được trong lãnh địa phong kiến là
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về nông nô trong xã hội Tây Âu thời trung đại?
Câu 3:
So với lãnh địa phong kiến, thành thị trung đại Tây Âu có điểm gì khác biệt?
Câu 4:
Tầng lớp giàu có, nhiều quyền lực, gắn liền với tôn giáo và nhà thờ trong xã hội phong kiến Tây Âu là
Câu 5:
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của đế chế La Mã và chế độ chiếm nô cổ đại là gì?
Câu 6:
Các thủ lĩnh quân sự được ban cấp ruộng đất, phong tước vị, dần trở thành tầng lớp nào trong xã hội phong kiến Tây Âu?
Câu 8:
Sự xuất hiện của các trường đại học thể hiện vai trò gì của thành thị trung đại Tây Âu?
Câu 13:
Những vùng đất đai rộng lớn dần trở thành những đơn vị hành chính - kinh tế độc lập và thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa phong kiến Tây Âu được gọi là
Câu 14:
Cư dân sinh sống chủ yếu trong các thành thị trung đại Tây Âu là