Câu hỏi:

22/09/2024 479

Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?     

A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến. 

Đáp án chính xác

B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.     

C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.     

D. Nông nô là những người sản xuất chính trong các lãnh địa.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến,không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến

Giải thích:

+ Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình, gọi là lãnh địa phong kiến.

+ Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu trong các lãnh địa là nông nghiệp mà nông nô là những người sản xuất chính.

+ Nền kinh tế trong các lãnh địa là nền kinh tế tự cung, tự cấp chưa có sự giao lưu buôn bán với bên ngoài.

-Các đáp án khác,là nói về lãnh địa phong kiến.

→ A  đúng.B,C,D sai.

* Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu

a. Lãnh địa phong kiến

- Thời gian hình thành: khoảng giữa thế kỉ IX

- Khái niệm: Lãnh địa là những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng

- Đặc điểm lãnh địa phong kiến:

+ Lãnh chúa xây dựng những lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh. Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ chăn nuôi gia súc, rừng và nhà ở của nông nô.

 + Trong lãnh địa, nền kinh tế chính là nông nghiệp chủ yếu, ngoài ra lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép, công cụ lao động,… đều do nông nô tự sản xuất. Tính chất của nền kinh tế là: tự cấp, tự túc.

 + Mỗi lãnh địa là một đơn vị hành chính độc lập. Lãnh chúa như một “ông vua” có toàn quyền quyết định trong lãnh địa của mình.

b. Quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu:

- Trong lãnh địa các lãnh chúa không bao giờ phải lao động, suốt ngày họ chỉ sống xa hoa, hưởng thụ.

- Nông nô lệ thuộc vào lãnh chúa về ruộng đất và thân phận. Cuộc sống nghèo khổ, bị lãnh chúa bóc lột, đối xử tàn nhẫn.

=> Như vậy quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu là quan hệ bóc lột giữa Lãnh chúa phong kiến và nông nô thông qua địa tô, thuế.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?     

Xem đáp án » 25/09/2024 549

Câu 2:

Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?     

Xem đáp án » 14/10/2024 502

Câu 3:

Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là:     

Xem đáp án » 07/10/2024 264

Câu 4:

Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?     

Xem đáp án » 19/07/2024 251

Câu 5:

Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu Âu?     

Xem đáp án » 19/07/2024 215

Câu 6:

Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến?     

Xem đáp án » 22/07/2024 214

Câu 7:

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:     

Xem đáp án » 23/07/2024 194

Câu 8:

Việc làm nào của người Giéc-man đã tác động trực tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?     

Xem đáp án » 19/07/2024 163

Câu 9:

Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?     

Xem đáp án » 20/07/2024 145

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »