Câu hỏi:

25/09/2024 537

Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?     

A. Dân số gia tăng.     

B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.     

Đáp án chính xác

C. Công cụ sản xuất được cải tiến.     

D. Kinh tế hàng hóa phát triển.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm tiêu diệt.

B đúng 

- A sai vì thời điểm này, Tây Âu chủ yếu đối mặt với sự sụp đổ của Đế chế La Mã và sự hình thành các vương quốc phong kiến, không phải sự tăng trưởng dân số. Những biến động chính là về chính trị và xã hội, không phải dân số.

- C sai vì thời điểm này chủ yếu chứng kiến sự chuyển giao từ nền văn minh cổ điển sang thời kỳ trung cổ, với sự suy giảm trong nhiều lĩnh vực, bao gồm sản xuất. Những thay đổi lớn hơn liên quan đến cấu trúc xã hội và chính trị, như sự sụp đổ của Đế chế La Mã và sự xuất hiện của các vương quốc phong kiến.

- D sai vì thời điểm này chứng kiến sự suy giảm của thương mại và sản xuất do sự sụp đổ của Đế chế La Mã, dẫn đến một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp. Các biến động lớn hơn liên quan đến sự thay đổi trong cấu trúc xã hội và chính trị, không phải là sự phát triển kinh tế hàng hóa.

*) Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng, bị chia thành Đông La Mã và Tây La Mã

- Đến nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476).

- Các chính sách của người Giéc-man:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước của La Mã; thành lập nhiều vương quốc mới, như: Đông Gốt, Tây Gốt, Ăng-lô-xắc-xông, Phơ-răng…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở châu Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Cướp đoạt ruộng đất của người Rô-ma để phân phong cho các: tướng lĩnh quân sự, tăng lữ…

- Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc nhất ở Vương quốc Phơ-răng, với sự hình thành của các giai cấp mới là: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Lãnh chúa phong kiến: được hình thành từ bộ phận thủ lĩnh quân sự, tăng lữ giáo hội được nhà vua ban cấp ruộng đất. Lãnh chúa sống giàu có và nhiều quyền lực; sống sa hoa dựa trên sự bóc lột nông nô.

+ Nông nô: được hình thành từ bộ phận nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất ruộng đất. Nông nô sống lệ thuộc vào lánh chúa.

=> Đến thế kỉ IX, về cơ bản, xã hội phong kiến Tây Âu được hình thành.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?     

Xem đáp án » 14/10/2024 498

Câu 2:

Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?     

Xem đáp án » 22/09/2024 473

Câu 3:

Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là:     

Xem đáp án » 07/10/2024 261

Câu 4:

Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?     

Xem đáp án » 19/07/2024 249

Câu 5:

Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu Âu?     

Xem đáp án » 19/07/2024 213

Câu 6:

Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến?     

Xem đáp án » 22/07/2024 210

Câu 7:

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:     

Xem đáp án » 23/07/2024 191

Câu 8:

Việc làm nào của người Giéc-man đã tác động trực tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?     

Xem đáp án » 19/07/2024 161

Câu 9:

Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?     

Xem đáp án » 20/07/2024 143

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »