Câu hỏi:
18/10/2024 99Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa xã hội chủ yếu nào sau đây?
A. Giải quyết việc, tạo ra tập quán sản xuất mới.
B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.
C. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.
D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa xã hội chủ yếu là giải quyết việc, tạo ra tập quán sản xuất mới.
+ Giải quyết việc làm: Tây Nguyên là khu vực có đông đảo dân cư, bao gồm nhiều dân tộc thiểu số. Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Điều này giúp giảm tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập, và nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là những người sinh sống ở các vùng nông thôn và miền núi.
+ Tạo ra tập quán sản xuất mới: Đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, việc phát triển cây công nghiệp đã thay đổi cách thức canh tác truyền thống, như nương rẫy và chăn thả du canh. Thay vì các phương thức sản xuất tự cung tự cấp kém hiệu quả, người dân dần tiếp cận với phương pháp sản xuất hiện đại hơn, áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra tập quán sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Điều này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực.
Tóm lại, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc trong việc giải quyết vấn đề việc làm và cải thiện tập quán sản xuất, góp phần nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Khái quát chung
- Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Diện tích: 54,7 nghìn km2 (16,5%), dân số 5,9 triệu người (6,1% - 2019).
- Tiếp giáp: Là vùng duy nhất không giáp biển, giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, giáp hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
2. Phát triển công nghiệp lâu năm
a) Điều kiện phát triển
- Đất badan (khoảng 1,4 triệu ha) có tầng phong phú hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng). Khí hậu phân hóa theo độ cao nên phát triển cây có nguồn gốc cận và ôn đới (chè).
b) Tình hình phát triển
- Cà phê: cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích hơn 568,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.
- Chè: được trồng chủ yếu trên các cao nguyên ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
- Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk.
- Dâu tằm: là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta (cao nguyên Di Linh).
- Các cây công nghiệp khác: bông, hồ tiêu, điều khá phát triển.
=> Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút nguồn lao động từ các vùng khác.
c) Giải pháp
- Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng mới.
- Tăng cường công tác thủy lợi (công trình thủy lợi kết hợp thủy điện).
- Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải (Bắc - Nam, Đông - Tây).
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn, kĩ thuật.
- Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp và thu hút vốn đầu tư.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết bãi biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Câu 2:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tỉ trọng diện tích rừng của Tây Nguyên so với cả nước qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Câu 3:
Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào ở Đông Nam Bộ có quy mô lớn nhất?
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hồng chảy theo hướng nào sau đây?
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có cảng biển?
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây cao su được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?
Câu 8:
Dựa vào Atlat Địa lí trang 27, cho biết Bắc Trung Bộ có bao nhiêu trung tâm công nghiệp?
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có luyện kim màu?
Câu 10:
Đặc điểm không phải là biểu hiện của quá trình đô thị hóa nước ta là
Câu 12:
Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nước ta đang chuyển dịch theo hướng
Câu 13:
Cho biểu đồ sau:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM, XIN-GA-PO VÀ MA-LAI-XI-A QUA CÁC NĂM
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a, năm 2015 so với 2010?
Câu 14:
Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích gieo trồng cây công nghiệp nào sau đây?
Câu 15:
Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?