Câu hỏi:

05/12/2024 122

Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Tây Âu được thể hiện ở việc

A. biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

B. tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ tuwg các nước thuộc thế giới thứ ba.

C. quản lí, điều tiết và thúc đầy nền kinh tế phát triển.

Đáp án chính xác

D. đưa ra những chính sách phát triển có hiệu quả.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : C

- Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Tây Âu được thể hiện ở việc quản lí, điều tiết và thúc đầy nền kinh tế phát triển.

+ Quản lý kinh tế:

Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế tổng thể, bao gồm các kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn và quản lý các ngành công nghiệp chủ chốt (như năng lượng, giao thông, và viễn thông).

Tạo ra một khung pháp lý và cơ chế vận hành hiệu quả để đảm bảo thị trường hoạt động ổn định.

+ Điều tiết kinh tế:

Nhà nước can thiệp để giảm bớt các biến động kinh tế, đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời kiểm soát lạm phát và thất nghiệp.

Áp dụng các chính sách thuế khóa, tiền tệ, và tài chính phù hợp nhằm ổn định thị trường.

+ Thúc đẩy kinh tế phát triển:

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng (như giao thông, điện, nước) để hỗ trợ các hoạt động kinh tế.

Tăng cường phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, và các lĩnh vực chiến lược nhằm nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích sáng tạo và đầu tư.

Nhờ những vai trò này, các quốc gia Tây Âu đã xây dựng được nền kinh tế mạnh mẽ, hiện đại, và ổn định sau chiến tranh.

→ C đúng.A,B,D sai.

 * TÂY ÂU TỪ NĂM 1950 ĐẾN 1973

1. Kinh tế:

- Từ 1950 - 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. Đến đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Tây Âu.

1 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

2 - Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.

3 - Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như:

+ Nguồn viện trợ của Mỹ.

+ Nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba.

+ Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC,…

2. Chính trị:

a. Chính sách đối nội: từ năm 1950 – 1973 các nước Tây Âu tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản, tuy nhiên, tại một số quốc gia cũng có sự biến dộng trong đời sống chính trị.

b. Chính sách đối ngoại:

- Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ( Anh, Đức, Ý ), mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp,Thụy Điển, Phần Lan ).

- Từ năm 1950 -1973: nhiều thuộc địa tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.

II. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991

1. Kinh tế:

- Tác động cuat cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) ⇒ từ 1973 – 1991, kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng, suy thoái và không ổn định.

- Gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Mỹ, Nhật, các nước công nghiệp mới (NIC).

- Quá trình nhất thể hóa Tây Âu gặp nhiều khó khăn và trở ngại.

2. Chính trị

a. Đối nội:

- Tiếp tục duy trì và phát triển nền dân chủ tư sản.

- Chế độ tư bản chủ nghĩa bộc lộ nhiều mặt trái (ví dụ: tình trạng phân hóa giàu nghèo,...)

b. Đối ngoại:

- Tháng 11/1972, Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức được kí kết => làm dịu đi sự căng thẳng trong quan hệ đối ngoại ở châu Âu.

- Năm 1975, các nước châu Âu kí kết Định ước Helsinki về an ninh và hợp tác.

- Tháng 11/1989, Bức tường Béc-lin bị phá bỏ, tới 3/10/1990, nước Đức tái thống nhất.

Bức tường Béc-lin bị phá bỏ (tháng 11/1989) IV. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

1. kinh tế

- Từ năm 1994, kinh tế Tây Âu có sự phục hồi và phát triển.

- Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới (GDP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới).

2. Chính trị

a. Đối nội: tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định.

b. Đối ngoại: có sự điều chỉnh quan trọng:

- Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

- Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La tinh và các nước thuộc Đông Âu.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Học thuyết Phucưđa (1977) chủ trương củng cố mối quan hệ của Nhật Bản với các nước ở khu vực nào?

Xem đáp án » 11/12/2024 953

Câu 2:

Học thuyết nào áp dụng từ năm 1991 đánh dấu Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu?

Xem đáp án » 21/07/2024 484

Câu 3:

Học thuyết nào thể hiện Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang sau thất bại ở chiến trường Việt Nam?

Xem đáp án » 09/01/2025 481

Câu 4:

Mĩ đã làm gì để thực hiện “Chiến lược toàn cẩu” trong những năm 1945 – 1973 ?

Xem đáp án » 18/12/2024 414

Câu 5:

Thách thức đối với nền công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là

Xem đáp án » 09/01/2025 357

Câu 6:

Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm các cơ quan chính là

Xem đáp án » 09/01/2025 343

Câu 7:

Nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản thể hiện rõ nhất là

Xem đáp án » 21/11/2024 328

Câu 8:

Sau thất bại ở Việt Nam năm 1975, các chính quyền Mĩ

Xem đáp án » 08/11/2024 303

Câu 9:

Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật hiện đại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 14/12/2024 302

Câu 10:

Giai đoạn được xem là phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là

Xem đáp án » 30/11/2024 300

Câu 11:

Năm 1996, khi bàn về Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, hai nước Mĩ và Nhật Bản đã cam kết

Xem đáp án » 21/07/2024 291

Câu 12:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước

Xem đáp án » 09/01/2025 280

Câu 13:

Sau chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào

Xem đáp án » 14/10/2024 254

Câu 14:

Khoa học – kĩ thuật của Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000 rất phát triển với biểu hiện là

Xem đáp án » 09/01/2025 242

Câu 15:

Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với

Xem đáp án » 09/01/2025 237

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »