Câu hỏi:
23/07/2024 8,395Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Mỹ Tho
B. Quy Nhơn
C. Cần Thơ
D. Biên Hòa
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
- Biên Hòa là trung tâm kinh tế thuộc vùng Đông Nam Bộ.
D đúng.
- Mỹ Tho là trung tâm kinh tế thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
A sai.
- Quy Nhơn là trung tâm kinh tế thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
B sai.
- Cần Thơ là trung tâm kinh tế thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
C sai.
* Phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ
Các ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ rất đa dạng. Một số ngành nổi trội là:
- Công nghiệp khai thác và chế biến dầu, khí: Đây là ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng và giữ vai trò quan trọng đối với cả nước. Sản lượng khai thác dầu khí của vùng chiếm ưu thế sản lượng của cả nước, cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước và xuất khẩu.
Khí tự nhiên ở Đông Nam Bộ được khai thác từ hai nguồn: khí đồng hành từ khai thác các mỏ dầu và khí tự nhiên từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ,... Đây là nguồn nhiên liệu ổn định, cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện lớn trong vùng và cho các ngành khác như: sản xuất phân đạm, chế biến các chế phẩm từ khí,...
- Công nghiệp sản xuất điện của vùng bao gồm nhiệt điện, thuỷ điện và điện từ năng lượng tái tạo khác. Các nhà máy nhiệt điện lớn ở Đông Nam Bộ chủ yếu được chạy bằng nhiên liệu khí, lớn nhất là tổ hợp nhiệt điện Phú Mỹ với tổng công suất thiết kế khoảng gần 4.000 MW, các nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Thủ Đức, Hiệp Phước, Nhơn Trạch,... được mở rộng công suất. Các nhà máy thuỷ điện được xây dựng trong vùng gồm: Trị An (công suất thiết kế 400 MW, trên sông Đồng Nai), Thác Mơ và Cần Đơn (công suất thiết kế là 150 MW và 77,6 MW, trên sông Bé), cung cấp nguồn điện năng đáng kể cho vùng. Các nguồn năng lượng tái tạo khác dang dược chú ý phát triển, nhất là năng lượng mặt trời.
- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính phát triển mạnh nhờ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tập trung ở các trung tâm có vị trí thuận lợi cho xuất khẩu.
- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất đồ uống được phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng, do những lợi thế về nguồn nguyên liệu (cả nội vùng và từ các vùng lân cận), lao động và thị trường.
- Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục; công nghiệp sản xuất giày, dép là những ngành được phát triển từ lâu dựa trên cơ sở nguồn lao động dồi dào. Các mặt hàng vải dệt, quần áo, giày dép ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng, phục vụ xuất khẩu. Việc ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại như tự động hoá, in 3D vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng được đẩy mạnh.
- Các ngành công nghiệp khác như: sản xuất hoá chất, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất kim loại, sản xuất ô tô và xe có động cơ khác,.... cũng được chú trọng phát triển.
Đông Nam Bộ có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn của cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu,... Các trung tâm công nghiệp này có cơ cấu ngành đa dạng, nhiều ngành có vai trò lớn với cả nước.
* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:
- Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat
- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ
- Trình tự khai thác Atlat
- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sau của Đông Nam Bộ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển Vũng Áng thuộc tỉnh nào sau đây?
Câu 2:
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào sau đây chưa có trung tâm công nghiệp?
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, kênh đào nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long chạy sát dọc biên giới Việt Nam - Campuchia?
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh (thành phố) nào sau đây của nước ta có diện tích nhỏ nhất?
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Câu 7:
Cho bảng số liệu: TỈ LỆ SINH VÀ TỈ LỆ TỬ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018
(Đơn vị:%)
Quốc gia |
In-đô-nê-xi-a |
Phi-lip-pin |
Mi-an-ma |
Thái Lan |
Tỉ lệ sinh |
19 |
21 |
18 |
11 |
Ti lệ tử |
7 |
6 |
8 |
8 |
(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nước nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất?
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Thanh Hóa không có ngành nào sau đây?
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Cấm Sơn nằm trong lưu vực hệ thống sông nào sau đây?
Câu 12:
Trở ngại chính về tự nhiên trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
Câu 13:
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2018.
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm |
2005 |
2010 |
2015 |
2018 |
Thành thị |
22332,0 |
26460,5 |
308819 |
326369 |
Nông thôn |
60060.1 |
60606,8 |
61346,7 |
62748,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2005 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây có quy mô lớn?