Câu hỏi:
22/07/2024 118Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
(8) Cho khí F2 vào nước nóng.
(9) Nhiệt phân Cu(NO3)2.
(10) Sục khí Clo vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 7.
B. 6.
C. 9.
D. 8.
Trả lời:
Đáp án D
Kiến thức cần nhớ
Silic (Si)
* Silic có 2 dạng thù hình là silic vô định hình và silic tinh thể.
Silic vô định hình: là chất bột màu nâu, không tan trong nước nhưng tan trong kim loại nóng chảy.
Silic tinh thể: có màu xám, có ánh kim, có cấu trúc giống kim cương nên có tính bán dẫn.
* Các mức oxi hóa có thể có của Si: -4; 0; +2; +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng) nên Si có cả tính khử và tính oxi hóa.
Si + 2Fe2 → SiF4
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
SILIC ĐIOXIT (SiO2)
* Là chất ở dạng tinh thể nguyên tử, không tan trong nước. Trong tự nhiên chủ yếu tồn tại ở dạng khoáng vật thạch anh.
* SiO2 có tính chất của oxi axit, tan chậm trong dung dịch kiềm và tan dễ trong kiềm nóng chảy hoặc cacbonat kim loại kiềm nóng chảy → silicat.
SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2
* SiO2 tan trong HF; phản ứng này dùng để khắc chữ lên bề mặt thủy tinh
Axit H2SiO3
* Dạng keo, không tan trong nước, khi đun nóng dễ bị mất nước
* Khi sấy khô H2SiO3 mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen được dùng làm chất hút ẩm và hấp phụ nhiều chất.
* Là axit yếu, yếu hơn axit cacbonic nên điều chế bằng cách dùng axit mạnh đẩy ra khỏi muối hoặc thủy phân một số hợp chất của Si. Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3 + Na2CO3
Muối silicat
* Là muối của axit silicic thường không màu, khó tan (trừ muối kim loại kiềm tan được).
* Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ, bảo quản vải và gỗ khỏi bị cháy. Trong dung dịch, silicat của kim loại kiềm bị thủy phân mạnh tạo môi trường bazơ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho dãy các chất: Na2CO3, Al(OH)3, NaHCO3, NaAlO2, (NH4)2CO3, NaHSO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2 là
Câu 2:
Hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở, không phân nhánh có tỉ lệ mol là 1 : 1 : 1. Đốt cháy hoàn toàn 23,52 gam X cần dùng 0,84 mol O2, thu được CO2 và H2O. Đun nóng 23,52 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được 25,56 gam muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol đều no, đơn chức. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 12,0 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
Câu 3:
Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:
Câu 4:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm mg và các oxit sắt (trong hỗn hợp X sắt chiếm 56% về khối lượng) vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,74 mol HCl và 0,06 mol HNO3 thu được dung dịch Y và 1,792 lit hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 8 gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Trung hòa dung dịch Y cần vừa đúng 140ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch T chỉ chứa các muối clorua. Cho T tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 110,51 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 5:
Nhúng thanh Fe vào dung dịch X gồm 0,01 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol NaHSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời khối lượng thanh Fe giảm m gam. Giá trị của m là
Câu 6:
Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic (iso-C5H11OH) có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Biết hiệu suất phản ứng đại 65%. Lượng dầu chuối thu được khi đun nóng 180g axit axetic và 176g ancol isoamylic là?
Câu 7:
Cho các hợp chất sau: NaCl, CaCl2, MgCl2, AlCl3, KCl. Số hợp chất khi điện phân nóng chảy, thu được kim loại là
Câu 8:
Cho 6,76 gam Oleum H2SO4.nSO3 vào nước thành 200ml dung dịch. Lấy 10ml dung dịch này trung hòa vừa đủ với 16ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của n là:
Câu 9:
Hợp chất hữu cơ X có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1 : 1. Hiđro hóa hoàn toàn X bằng lượng H2 vừa đủ (Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Nhận định nào sau đây là sai?
Câu 10:
Cho 12,6 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 tác dụng vừa đủ với 245 gam dung dịch H2SO4 16% sau khi X tan hết thu được 1,792 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ là 17,1599%. Cho 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất với m là
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn 4,56 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,36 mol O2. Lấy 4,56 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được lượng muối là
Câu 13:
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
Câu 14:
Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit oxalic và axit ađipic. Để trung hòa 16,94 gam X cần 300ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 23,76 gam CO2 và 7,74 gam H2O. Phần trăm về số khối lượng của axit ađipic trong hỗn hợp X là
Câu 15:
Cho 16,0 gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào 250ml dung dịch NaHCO3 2M và BaCl2 0,2M. Sau khi kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X chỉ chứa các muối có khối lượng giảm 13,85 gam so với dung dịch ban đầu. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào X, đến khi thoát ra 0,05 mol khí thì đã dùng V ml. Giá trị của V là