Câu hỏi:
19/07/2024 164Cho các hợp chất sau: NaCl, CaCl2, MgCl2, AlCl3, KCl. Số hợp chất khi điện phân nóng chảy, thu được kim loại là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Trả lời:
Đáp án B
Các hợp chất khi điện phân nóng chảy thu được kim loại là: NaCl, CaCl2, MgCl2, KCl.
Riêng AlCl3 sẽ bị thăng hoa khi nhiệt độ cao nên không thể điện phân nóng chảy được.
Kiến thức cần nhớ
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
1. Phương pháp thủy luyện
- Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học thấp như Au, Ag, Hg, Cu…
- Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN… để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạng hơn, như Fe, Zn…
Ví dụ:
Người ta điều chế Ag bằng cách nghiền nhỏ quặng bạc sunfua Ag2S, xử lí bằng dung dịch NaCN, rồi lọc để thu được dung dịch muối phức bạc:
Ag2S + 4NaCN → 2Na[Ag(CN)2] + Na2S
Sau đó, ion Ag+ trong phức được khử bằng kim loại Zn:
Zn + 2Na[Ag(CN)2] → Na2[Zn(CN)4] + 2Ag
2. Phương pháp nhiệt luyện
- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Cr, Fe, Sn, Pb,…
- Cơ sở của phương pháp này là khử những ion kim loại trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như C, CO, H2, hoặc Al, kim loại kiềm hoặc kiềm thổ.
Các phản ứng dùng kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ làm chất khử đều phải thực hiện trong môi trường khí trơ hoặc chân không.
3. Phương pháp điện phân
- Phương pháp điện phân là phương pháp vạn năng, được dùng để điều chế hầu hết các kim loại, từ những kim loại có độ hoạt động hóa học cao đến trung bình và thấp.
- Cơ sở của phương pháp này là dùng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại. Tác nhân khử là cực (-) mạnh hơn nhiều lần tác nhân khử là chất hóa học.
- Điều chế kim loại có tính khử mạng như Li, Na, K, Al,… bằng cách điện phân những hợp chất (muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng.
- Điều chế kim loại có tính khử trung bình và yếu như Zn, Cu → bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng (xem thêm bài điện phân)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho dãy các chất: Na2CO3, Al(OH)3, NaHCO3, NaAlO2, (NH4)2CO3, NaHSO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2 là
Câu 2:
Hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở, không phân nhánh có tỉ lệ mol là 1 : 1 : 1. Đốt cháy hoàn toàn 23,52 gam X cần dùng 0,84 mol O2, thu được CO2 và H2O. Đun nóng 23,52 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được 25,56 gam muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol đều no, đơn chức. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 12,0 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
Câu 3:
Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:
Câu 4:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm mg và các oxit sắt (trong hỗn hợp X sắt chiếm 56% về khối lượng) vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,74 mol HCl và 0,06 mol HNO3 thu được dung dịch Y và 1,792 lit hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 8 gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Trung hòa dung dịch Y cần vừa đúng 140ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch T chỉ chứa các muối clorua. Cho T tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 110,51 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 5:
Nhúng thanh Fe vào dung dịch X gồm 0,01 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol NaHSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời khối lượng thanh Fe giảm m gam. Giá trị của m là
Câu 6:
Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic (iso-C5H11OH) có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Biết hiệu suất phản ứng đại 65%. Lượng dầu chuối thu được khi đun nóng 180g axit axetic và 176g ancol isoamylic là?
Câu 7:
Cho 6,76 gam Oleum H2SO4.nSO3 vào nước thành 200ml dung dịch. Lấy 10ml dung dịch này trung hòa vừa đủ với 16ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của n là:
Câu 8:
Hợp chất hữu cơ X có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1 : 1. Hiđro hóa hoàn toàn X bằng lượng H2 vừa đủ (Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Nhận định nào sau đây là sai?
Câu 9:
Cho 12,6 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 tác dụng vừa đủ với 245 gam dung dịch H2SO4 16% sau khi X tan hết thu được 1,792 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ là 17,1599%. Cho 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất với m là
Câu 11:
Đốt cháy hoàn toàn 4,56 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,36 mol O2. Lấy 4,56 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được lượng muối là
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
Câu 13:
Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit oxalic và axit ađipic. Để trung hòa 16,94 gam X cần 300ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 23,76 gam CO2 và 7,74 gam H2O. Phần trăm về số khối lượng của axit ađipic trong hỗn hợp X là
Câu 14:
Cho 16,0 gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào 250ml dung dịch NaHCO3 2M và BaCl2 0,2M. Sau khi kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X chỉ chứa các muối có khối lượng giảm 13,85 gam so với dung dịch ban đầu. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào X, đến khi thoát ra 0,05 mol khí thì đã dùng V ml. Giá trị của V là
Câu 15:
Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm axit no, mạch hở, đơn chức và este no, mạch hở, đơn chức luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2).
(b) Phân tử khối của hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O luôn là số chẵn.
(c) Số nguyên tử hiđro trong phân tử amin luôn là số lẻ.
(d) Dung dịch fructozơ bị oxi hóa bởi H2 (xúc tác Ni, to) tạo ra sorbitol.
(e) Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc vì phân tử không có nhóm –OH hemiaxetal.
Số phát biểu đúng là: