Câu hỏi:

17/11/2024 163

Trạng thái và tính tan của các amino axit là

A. chất lỏng dễ tan trong nước.

B. chất rắn dễ tan trong nước.

Đáp án chính xác

C. chất rắn không tan trong nước.

D. chất lỏng không tan trong nước.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

- Trạng thái và tính tan của các amino axit là  chất rắn dễ tan trong nước.

Trạng thái và tính tan của các amino axit có thể được giải thích như sau:

+ Trạng thái:

Amino axit là các chất rắn ở điều kiện thường.

Chúng tồn tại dưới dạng tinh thể ion (zwitterion), trong đó nhóm amin (-NH₂) và nhóm carboxyl (-COOH) trong phân tử tương tác với nhau, tạo ra trạng thái ổn định.

+ Tính tan

Amino axit dễ tan trong nước nhờ tính chất ion hóa mạnh.

Trong nước, amino axit phân li thành các ion dương (do nhóm -NH₃⁺) và ion âm (do nhóm -COO⁻), làm tăng khả năng hòa tan.

Tính tan phụ thuộc vào:

Độ phân cực: Các amino axit phân cực hoặc có chuỗi bên ngắn thường tan tốt trong nước.

pH môi trường: Tại điểm đẳng điện (pH mà amino axit tồn tại chủ yếu ở dạng zwitterion), tính tan thấp hơn so với ở pH acid hoặc kiềm.

+ Lưu ý

Các amino axit không tan trong các dung môi không phân cực như benzen, ete,... do chúng là hợp chất ion.

Một số amino axit có chuỗi bên dài hoặc không phân cực (như leucine, isoleucine) sẽ ít tan hơn trong nước.

Vì vậy, hầu hết amino axit ở dạng rắn và dễ tan trong nước nhờ tính chất ion hóa của chúng.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Khái niệm

- Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).

Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y

II. Danh pháp

a) Tên thay thế: axit + vị trí nhóm NH2 + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic

HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic

b) Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) của nhóm NH2 + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: CH3–CH(NH2)–COOH : axit α-aminopropionic

H2N–[CH2]5–COOH : axit ε-aminocaproic

H2N –[ CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic

c) Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường.

Ví dụ: H2N –CH2–COOH có tên thường là glyxin (Gly) hay glicocol

III. Tính chất vật lý

Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion).

H2N – CH2 – COOH H3N+CH2COO

Dạng phân tử Dạng ion lưỡng cực

IV. Tính chất hóa học

1. Tính chất lưỡng tính

- Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)

H2N – CH2–COOH + NaOH → H2N – CH2–COONa + H2O

- Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)

H2N – CH2–COOH + HCl → ClH3N– CH2–COOH

2. Tính axit – bazơ của dung dịch aminoaxit

Xét amino axit tổng quát: (H2N)x – R – (COOH)y. Khi:

- x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu

- x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh

- x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ

3. Phản ứng riêng của nhóm COOH: Phản ứng este hóa

Tương tự với axit cacboxylic, amino axit phản ứng với ancol khi có mặt axit vô cơ mạnh sinh ra este. Ví dụ:

H­2NCH2COOH + C2H5OH HCl H­2NCH2COOC2H5 + H2O

4. Phản ứng trùng ngưng

- Khi đun nóng, các ε – hoặc ω – amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit.

- Trong phản ứng này, -OH của nhóm COOH ở phân tử amino axit này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử amino axit kia thành nước và sinh ra polime do các gốc amino axit kết hợp với nhau

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Hoá 12 Bài 10: Amino axit

Mục lục Giải SBT Hóa 12 Bài 10: Amino axit

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hợp chất nào sau đây là amino axit?

Xem đáp án » 17/07/2024 803

Câu 2:

Số đồng phân α – aminoaxit có công thức phân tử C5H11NO2 là

Xem đáp án » 19/07/2024 719

Câu 3:

Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?

Xem đáp án » 22/07/2024 662

Câu 4:

Phát biểu KHÔNG đúng là

Xem đáp án » 16/07/2024 425

Câu 5:

Cho quỳ tím vào dung dịch axit glutamic (axit 2-amino pentan đioic), quỳ tím chuyển sang màu

Xem đáp án » 18/07/2024 355

Câu 6:

α - amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 32%; 6,67%; 42,66%; 18,67%. Vậy công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án » 16/07/2024 326

Câu 7:

Chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là

Xem đáp án » 17/07/2024 292

Câu 8:

Cho các phát biểu sau:

1.Aminoaxit là những chất lỏng, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

2.Tên bán hệ thống của aminoaxit: axit + (vị trí nhómNH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

3.Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

4.Trong dung dịch, H2NCH2COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COO.

Số phát biểu đúng là?

Xem đáp án » 16/07/2024 275

Câu 9:

Amino axit nào sau đây có khối lượng phân tử lớn nhất?

Xem đáp án » 22/07/2024 245

Câu 10:

Khẳng định nào sau đây không đúng về tính chất vật lí của amino axit?

Xem đáp án » 20/07/2024 232

Câu 11:

Amino axit X no, mạch hở, có công thức CnHmO2N. Biểu thức liên hệ giữa m và n là

Xem đáp án » 22/07/2024 229

Câu 12:

Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các amino axit đều là chất rắn điều kiện thường

(2) Tất cả các amino axit đều không làm đổi màu quì tím

(3) Glyxin phản ứng được với tất các chất sau: dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4

(4) Tất cả các amino axit đều có khả năng trùng hợp tạo peptit

(5) Có thể dùng quì tím để phân biệt các dung dịch alanin, lysin, axit glutamic

(6) Trong phân tử amino axit vừa chứa liên kết cộng hóa trị, vừa chứa liên kết ion

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án » 20/07/2024 208

Câu 13:

Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7NO2 là

Xem đáp án » 23/07/2024 197

Câu 14:

α - amino axit là amino axit mà nhóm amino gắn ở cacbon ở vị trí thứ mấy?

Xem đáp án » 23/07/2024 185

Câu 15:

Cho dãy chuyển hóa: Glyxin +HCl X1 +NaOH X2. Vậy X2

Xem đáp án » 18/07/2024 184

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »