Câu hỏi:
22/08/2024 1,515Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã?
A. Các loài động vật.
B. Các loài vi sinh vật.
C. Các loài thực vật.
D. Xác chết của sinh vật.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
- Vì xác chết là chất hữu cơ của môi trường → Xác chết không thuộc vào quần xã sinh vật.
→ D đúng.
- Các loài động vật, các loài sinh vật, các loài thực vật đều thuộc thành của hệ sinh thái và quần xã sinh thái.
→ A, B và C sai.
* Tìm hiểu "Hệ sinh thái"
1. Khái niệm
- Hệ sinh thái là một cấp độ tổ chức sống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các thành phần cấu trúc tác động qua lại và gắn bó với nhau như một thể thống nhất tương đối ổn định.
- Trong hệ sinh thái, có sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh hình thành nên vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng.
- Hệ sinh thái là một hệ thống mở, tự điều chỉnh, thường xuyên trao đổi vật chất, năng lượng với hệ sinh thái khác và có các cơ chế duy trì cấu trúc ở trạng thái cân bằng động.
- Kích thước hệ sinh thái rất khác nhau, có thể nhỏ như một vườn hoa hoặc lớn như một khu rừng, hệ sinh thái lớn nhất là sinh quyển.
2. Thành phần cấu trúc
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu 2:
Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 3:
Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:
Câu 4:
Hệ sinh thái nào sau đây cần phải bổ sung thêm nguồn vật chất để nâng cao hiệu quả sử dụng?
Câu 5:
Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 6:
Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở các đặc điểm:
Câu 7:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái?
I. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.
II. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.
III. Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
IV. Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
Câu 8:
Cho các nhận định sau về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên:
I. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung vật chất và năng lượng cho chúng.
II. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
IV. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Số nhận định đúng là
Câu 9:
Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?
Câu 10:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài thú đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
II. Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
III. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần vô cơ của môi trường.
IV. Chỉ có các loài thực vật mới được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
Câu 12:
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một hệ sinh thái luôn có sinh vật sản xuất và môi trường sống của sinh vật.
II. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
III. Sinh vật phân giải chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho các sinh vật sản xuất.
IV.Tất cả các hệ sinh thái đều luôn có sinh vật tiêu thụ.
Câu 13:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng?
I. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã tới môi trường vô sinh.
II. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái.
III. Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm…và một số vi khuẩn hóa tự dưỡng.
IV. Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo.