Trang chủ Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 42 (có đáp án): Hệ sinh thái

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 42 (có đáp án): Hệ sinh thái

Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 42 (có đáp án): Hệ sinh thái (phần 2)

  • 1013 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 12 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

26/11/2024

Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Phát biểu đúng là D

A sai vì năng lượng không tuần hoàn, chỉ đi theo 1 chiều, vật chất có sự lắng đọng

B sai, nấm cũng có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ

C sai, sự thất thoát năng lượng là rất lớn (90%)

*Tìm hiểu thêm: "Hệ sinh thái trên cạn"

- Các hệ sinh thái trên cạn chủ yếu: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới.

Lý thuyết Hệ sinh thái | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Lý thuyết Hệ sinh thái | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái

 


Câu 2:

18/07/2024

Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở các đặc điểm:

Xem đáp án

Đáp án: C

Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, dễ bị dịch bệnh, năng suất sinh học cao


Câu 4:

21/07/2024

Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án: D

Hệ sinh thái tự nhiên:

- Hệ sinh thái trên cạn: chủ yếu gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới.

- Hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ): điển hình ở các vùng ven biển là các rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, hệ sinh thái vùng biển khơi.

- Hệ sinh thái nước ngọt: gồm hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ,...) và hệ sinh thái nước chảy (sông suối).

Hệ sinh thái nhân tạo: đồng ruộng, hồ nước, thành phố.

Kết luận: A, B, C → đúng

D → sai. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. (Có loại chuỗi thứ 2 là bắt đầu từ mùn bã hữu cơ)


Câu 5:

19/07/2024

Phát biểu sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?

Xem đáp án

Đáp án: B

Hệ sinh thái: là hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu sống của quần xã (sinh cảnh). Trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các chu trình sinh địa hóa.

A. đúng. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn (qua mỗi bậc dinh dưỡng có tới khoảng 90% năng lượng bị mất đi).

B. sai. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. (năng lượng biến đổi qua các bậc dinh dưỡng rồi mất đi dưới dạng nhiệt, không trở lại ban đầu không có chu trình tuần hoàn năng lượng).

C. đúng. Vì qua mỗi bậc dinh dưỡng có tới khoảng 90% năng lượng bị mất đi.

D. đúng. Nên có chu trình N, C, H2O,…


Câu 6:

26/11/2024

Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: A. → đúng. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. (Để đảm bảo duy trì hệ sinh thái nhân tạo thì người ta bổ sung vào phân bón,...).

B. → sai. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

C. → sai. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điểu chinh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (Hệ sinh thái tự nhiên có độ đa dạng cao khả năng tự điều chỉnh cao).

D. → sai. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (Độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên cao).

*Tìm hiểu thêm: "Các hệ sinh thái nhân tạo"

- Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái chịu sự chi phối của con người.

- Ví dụ: Đồng ruộng, hồ nước, rừng thông, thành phố,… đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

+ Hệ sinh thái đồng ngô

+ Hệ sinh thái bể cá thủy sinh

- Đặc điểm: Hệ sinh thái nhân tạo được con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên có hiệu suất cao hơn nhưng kém ổn định hơn, có chuỗi thức ăn ngắn hơn, lưới thức ăn kém đa dạng hơn, độ đa dạng thấp hơn, khả năng tự điều chỉnh thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái

 


Câu 7:

13/09/2024

Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: B sai vì sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn. Vi khuẩn gồm có sống hoại sinh, tự dưỡng quang hợp và hóa quang hợp,...

C sai do sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải. (sinh vật kí sinh không phải là sinh vật phân giải).

D sai do sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 (nó thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2).

*Tìm hiểu thêm: "Thành phần hữu sinh"

- Tuỳ theo hình thức dinh dưỡng của từng loài trong hệ sinh thái mà chúng được xếp thành 3 nhóm:

Nhóm sinh vật sản xuất

Lý thuyết Hệ sinh thái | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Nhóm sinh vật tiêu thụ

Lý thuyết Hệ sinh thái | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Nhóm sinh vật phân giải

Lý thuyết Hệ sinh thái | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

+ Nhóm sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời tổng hợp nên chất hữu cơ (chủ yếu là thực vật, vi sinh vật quang hợp).

+ Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.

+ Nhóm sinh vật phân giải: nhóm này gồm các vi sinh vật sống dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ có sẵn. Chúng tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường những chất ban đầu.

 


Câu 8:

25/11/2024

Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng?

I. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã tới môi trường vô sinh.

II. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái.

III. Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm…và một số vi khuẩn hóa tự dưỡng.

IV. Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Xét các phát biểu của đề bài:

(I) sai, sinh vật sản xuất là nhóm sinh vật có khả năng truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật.

(II) đúng.

(III) sai, sinh vật hóa tự dưỡng là nhóm sinh vật sản xuất.

(IV) sai, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo.

Vậy các nhận định sai là: (I), (III), (IV).

*Tìm hiểu thêm: "KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI"

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã). Ví dụ: Hệ sinh thái đầm lầy, hệ sinh thái giọt nước biển,…

- Trong hệ sinh thái, các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định:

+ Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.

+ Bất kì một sự gắn kết nào giữa sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, đều được coi là một hệ sinh thái.

- Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng: Một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước ao, một bể cá cảnh hoặc lớn như hệ sinh thái Trái Đất.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái

 


Câu 10:

22/08/2024

Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Vì xác chết là chất hữu cơ của môi trường → Xác chết không thuộc vào quần xã sinh vật.

→ D đúng.

- Các loài động vật, các loài sinh vật, các loài thực vật đều thuộc thành của hệ sinh thái và quần xã sinh thái.

→ A, B và C sai.

* Tìm hiểu "Hệ sinh thái"

1. Khái niệm

- Hệ sinh thái là một cấp độ tổ chức sống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các thành phần cấu trúc tác động qua lại và gắn bó với nhau như một thể thống nhất tương đối ổn định.

- Trong hệ sinh thái, có sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh hình thành nên vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng.

- Hệ sinh thái là một hệ thống mở, tự điều chỉnh, thường xuyên trao đổi vật chất, năng lượng với hệ sinh thái khác và có các cơ chế duy trì cấu trúc ở trạng thái cân bằng động.

- Kích thước hệ sinh thái rất khác nhau, có thể nhỏ như một vườn hoa hoặc lớn như một khu rừng, hệ sinh thái lớn nhất là sinh quyển.

2. Thành phần cấu trúc

Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 28: Hệ sinh thái

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái


Câu 13:

18/07/2024

Hệ sinh thái nào sau đây cần phải bổ sung thêm nguồn vật chất để nâng cao hiệu quả sử dụng?

Xem đáp án

Đáp án: D


Câu 14:

19/07/2024

Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

Xem đáp án

Đáp án: D


Bắt đầu thi ngay