Câu hỏi:
09/01/2025 194Thành công của Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế – xã hội 1945 – 1950 là ?
A. Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu.
B. Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.
C. Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối kinh tế Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
D. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.
Trả lời:
Đáp án C
Việc xóa bỏ tình trạng nhập siêu là một mục tiêu lâu dài, không thể đạt được trong thời gian ngắn ngay sau chiến tranh.
=> A sai
Việc khai thác nguồn nguyên vật liệu và nhân công rẻ từ các nước thế giới thứ ba là một đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, không phải là mục tiêu chính của quá trình phục hồi kinh tế ở Tây Âu sau chiến tranh.
=> B sai
Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.
=> C đúng
Để trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới, Tây Âu cần phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài và bền vững hơn.
=> D sai
*Tìm hiểu thêm: "NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000"
1. kinh tế.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, song vẫn là 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
2. Văn hóa, Khoa học – kĩ thuật.
- Kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.
- Khoa học – kĩ thuật tiếp tục phát triển ở trình độ cao.
Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn
Robot H5 do trường Đại học Tokyo chế tạo (1998)
3. Chính trị.
a. Đối nội: tình hình chính trị, xã hội không hoàn toàn ổn định.
b. Đối ngoại:
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ. (Tháng 4/1996, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật).
- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao:
+ Coi trọng quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu.
+ Mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu.
+ Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
- Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
Xem thêm bài liên quan chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Học thuyết Phucưđa (1977) chủ trương củng cố mối quan hệ của Nhật Bản với các nước ở khu vực nào?
Câu 2:
Học thuyết nào áp dụng từ năm 1991 đánh dấu Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu?
Câu 3:
Học thuyết nào thể hiện Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang sau thất bại ở chiến trường Việt Nam?
Câu 4:
Mĩ đã làm gì để thực hiện “Chiến lược toàn cẩu” trong những năm 1945 – 1973 ?
Câu 5:
Thách thức đối với nền công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là
Câu 6:
Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm các cơ quan chính là
Câu 8:
Giai đoạn được xem là phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là
Câu 10:
Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật hiện đại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 11:
Năm 1996, khi bàn về Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, hai nước Mĩ và Nhật Bản đã cam kết
Câu 13:
Sau chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào
Câu 14:
Khoa học – kĩ thuật của Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000 rất phát triển với biểu hiện là
Câu 15:
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với