Câu hỏi:
20/11/2024 147Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PVC
B. PE
C. nhựa bakelit
D. amilopectin
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là nhựa bakelit.
- PE và PVC có mạch polime không phân nhánh.
→ A,B sai.
- Amilopectin là polime có cấu trúc phân nhánh.
→ D sai.
* Đặc điểm cấu trúc
Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch không nhánh như amilozơ ...., mạch phân nhánh như amilopectin, glicogen, ... và mạch dạng không gian như cao su lưu hóa, nhựa bakelit ...
Các kiểu mạch polime
II. Tính chất vật lý
- Hầu hết polime là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi nóng chảy đa số polime cho chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại (chất nhiệt dẻo). Một số polime không nóng chảy khi đun mà bị phân hủy (chất nhiệt rắn).
- Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường, một số tan được trong dung môi thích hợp cho dung dịch nhớt.
- Nhiều polime có tính dẻo, một số có tính đàn hồi, một số có thể kéo ra thành sợi, dai, bền. Có polime trong suốt mà không giòn.
- Nhiều polime có tính cách nhiệt, cách điện hoặc bán dẫn.
. Tính chất hóa học
Polime có những phản ứng phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và tăng mạch cacbon.
1. Phản ứng phân cắt mạch polime
- Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân, ví dụ như tinh bột, xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ ...
- Polime trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp tạo thành các đoạn ngắn, cuối cùng thành monome ban đầu. Phản ứng nhiệt phân polime thành các monome được gọi là phản ứng giải trùng hợp hay phản ứng đepolime hóa.
Ví dụ:
-(NH[CH2]5CO)n- + nH2O nH2N [CH2]5 COOH
- Một số polime bị oxi hóa cắt mạch.
2. Phản ứng giữ nguyên mạch polime
- Những polime có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch có thể tham gia các phản ứng hóa học đặc trưng của liên kết đôi và của nhóm chức đó.
3. Phản ứng tăng mạch polime
- Khi có điều kiện thích hợp (nhiệt độ, chất xúc tác …), các mạch polime có thể nối với nhau thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới, chẳng hạn các phản ứng lưu hóa chuyển cao su thành cao su lưu hóa, chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit…
- Trong công nghệ, phản ứng nối các mạch polime với nhau tạo thành mạch không gian được gọi là phản ứng khâu mạch polime.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Hoá 12 Bài 13: Đại cương về polime
Lý thuyết Hoá 12 Bài 15: Luyện tập polime và vật liệu polime
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cho các polime sau: nilon-6, tơ nitron, cao su buna, nhựa PE, nilon-6,6, nhựa novolac, cao su thiên nhiên, tinh bột. Số loại polime là chất dẻo là
Câu 5:
Trùng hợp Hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?
Câu 10:
Polivinyl axetat (hoặc Poli (vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
Câu 13:
Một polime Y có cấu tạo như sau:
Công thức một mắt xích của polime Y là