Câu hỏi:
27/10/2024 368Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến phong trào văn hóa Phục hưng?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.
B. Giáo lí của Thiên Chúa giáo kìm hãm sự phát triển của xã hội.
C. Giai cấp tư sản muốn có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng.
D. Sự xuất hiện và ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
- Sự xuất hiện và ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng,không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến phong trào văn hóa Phục hưng.
- Bối cảnh ra đời phong trào Văn hóa Phục hưng:
+ Về kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành ở các nước Tây Âu.
+ Về chính trị - xã hội: sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế; sự thống trị của giai cấp phong kiến và Giáo hội khiến mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và Giáo hội ngày càng sâu sắc.
+ Về văn hóa: thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đang lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở Tây Âu. Do đó, tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ. Trong bối cảnh ấy, họ đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
- Các đáp án còn lại là bối cảnh dẫn đến phong trào văn hóa Phục hưng.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Văn minh thời Phục hưng
2.1. Bối cảnh lịch sử
- Kinh tế và khoa học - kĩ thuật: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành; Trình độ khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ.
- Chính trị - xã hội:
+ Chế độ phong kiến chuyên chế và sự khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Giai cấp tư sản mong muốn có hệ tư tưởng và nền văn hoá riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình nhưng lại bị hệ tư tưởng lỗi thời của Giáo hội Thiên chúa giáo và quý tộc phong kiến kìm hãm.
- Văn hóa - tư tưởng: Chủ nghĩa nhân văn được hình thành; Nhiều trường đại học được thành lập giúp mở mang tri thức, dân trí của nhiều tầng lớp nhân dân châu Âu.
=> Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở Italia sau đó nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu.
2.2. Những thành tựu cơ bản
a. Thành tựu
- Văn học đạt nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là các tác phẩm Thần khúc (A. Đan-tê), Đôn Ki-hô-tê (M. Xéc-van-téc), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Séch-xpia)....
- Triết học:
+ Nội dung: phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề cao tri thức, lí trí của con người.
+ Đại diện tiêu biểu là Mi-chen đơ Mông-ten-nhơ (Pháp),E-ra-xmơ (Hà Lan), La Ra-mê (Pháp),...
- Khoa học: gắn với sự liền đóng góp của các nhà khoa học trên lĩnh vực Toán học, Thiên văn học…. Tiêu biểu là Cô-péc-nich, Bru-nô vàGa-li-lê với Thuyết Nhật tâm.
- Nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là bức hoạ Nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn tối cuối cùng (Lê-ô-na đơ Vanh-xi), Tượng Đa-vít, Sự sáng tạo A-đam (Mi-ken-lăng-giơ), lâu đài Sam-bô (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng),...
b. Nội dung của văn hóa Phục hưng
- Lên án, châm biếm Giáo hội Thiên Chúa giáo
- Phê phán, đả kích tầng lớp quý tộc và chế độ phong kiến
- Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân; đề cao tình cảm thực, ca ngợi tình yêu tự do, trong đó có tình yêu nam nữ.
2.3 Ý nghĩa, tác động
- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã lỗi thời.
- Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà Phục hưng đã có đóng góp lớn trong việc giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và Giáo hội; đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quý của con người.
- Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa châu Âu và nhân loại trong những thế kỉ sau đó;
- Làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Về lịch pháp và thiên văn học, cư dân Hy Lạp và La mã cổ đại đã biết làm lịch dựa theo sự chuyển động của
Câu 6:
Tác phẩm văn học nào dưới đây không ra đời trong thời kì văn minh Phục Hưng?
Câu 8:
Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại?
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng?
Câu 11:
Mượn hình tượng Đa-vit, Mi-ken-giăng-giơ muốn thể hiện sức sống của
Câu 12:
Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy tâm ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại là