Câu hỏi:
25/09/2024 767Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại?
A. Đền Pác-tê-nông.
B. Đấu trường Cô-li-dê.
C. Lăng Ta-giơ Ma-han.
D. Khải hoàn môn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Lăng Ta-giơ Ma-han là thành tựu của cư dân Ấn Độ thời đế quốc Mô-gôn.
C đúng
- A sai vì nó thể hiện hoàn hảo kỹ thuật xây dựng, mỹ thuật và các giá trị văn hóa của nền văn minh Hy Lạp, đặc biệt là qua phong cách kiến trúc Doric và các điêu khắc tinh xảo.
- B sai vì nó không chỉ phản ánh kỹ thuật xây dựng tiên tiến với kết cấu bê tông và đá mà còn là biểu tượng cho văn hóa giải trí của La Mã, nơi diễn ra các trận đấu võ sĩ và các sự kiện công cộng quy mô lớn.
- D sai vì nó không chỉ thể hiện kỹ thuật xây dựng vòm độc đáo mà còn là biểu tượng cho chiến thắng và sự vinh danh các nhân vật hoặc sự kiện quan trọng trong lịch sử.
*) Những thành tựu cơ bản
- Chữ viết:
+ Cư dân Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c và La Mã đã kế thừa, phát triển thànhchữ La-tinh.
+ Chữ viết của Hy Lạp và La Mã đơn giản, linh hoạt, là nền tảng cho chữ viết theo ngữ hệ chữ La-tinh hiện nay.
Bảng chữ số La Mã
- Văn học:
+ Phong phú, nhiều thể loại (sử thi, kịch, thần thoại,...) và đạt nhiều thành tựu lớn.
+ Trong đó, nổibật là sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me, kịch ở-đíp làm vua của Xô-phôc-lơ.
- Triết học: chia làm hai trường phái chính: triết học duy vật và triết học duy tâm
+ Triết học duy vật gồm những đại diện tiêu biểu: Ta-lét, Hê-ra-clít.
+ Triết học duy tâm gồm những đại diện tiêu biểu: A-rít-xtốt, Xô-crát, Pờ-la-tông.
- Tôn giáo:
+ Thiên Chúa giáo ra đời vào khoảng thế kỉ I.
+ Từ thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo được lan toả mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới
Chúa Giê-su giáng sinh trong mảng cỏ
- Lịch pháp và thiên văn học: làm lịch dựa theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời; tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Khoa học:
+ Đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực khác nhau, gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng: Toán học có Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-clít, Vật lí có Ác-si-mét, Y học có Hi-pô-crát, Sử học có Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít…
Nhà khoa học Ác-si-mét (tranh minh họa)
+ Những hiểu biết về khoa học của cư dân Hy Lạp và La Mã được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống và cũng là nền tảng của khoa học hiện đại.
- Kiến trúc - điêu khắc: sáng tạo ra nhiều công trình tinh xảo, tráng lệ, như đến Pác-te-nông ở A-ten; Tượng Ác-si-mét (Hy Lạp), đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
- Thể thao: Ô-lim-pic là Đại hội thể thao nổi tiếng Hy Lạp cổ đại.
Đại hội thể thao Ô-lim-pic (tranh minh họa)
- Ngoài ra cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại còn có những thành tựu trên lĩnh vực Sử học, Luật pháp…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Về lịch pháp và thiên văn học, cư dân Hy Lạp và La mã cổ đại đã biết làm lịch dựa theo sự chuyển động của
Câu 6:
Tác phẩm văn học nào dưới đây không ra đời trong thời kì văn minh Phục Hưng?
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng?
Câu 10:
Mượn hình tượng Đa-vit, Mi-ken-giăng-giơ muốn thể hiện sức sống của
Câu 11:
Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy tâm ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại là
Câu 14:
Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy vật ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại là