Câu hỏi:

22/11/2024 157

Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng?

A.  C, H, O, S. 

Đáp án chính xác

B.  C, H, Ca, Hg.

C. Mo, Mg, Zn, Ni. 

D. Cl, Cu, H, P.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Nguyên tố  C, H, O, S,là nguyên tố đa lượng.

 Nguyên tố đa lượng là những nguyên tố chiếm khối lượng lớn trong tế bào vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ. Các nguyên tố đa lượng gồm: O, C, H, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg,… - Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể sống.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Mở rộng:

Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, chỉ có 17 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây.

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

- Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống

- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác

- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, dựa vào hàm lượng của chúng trong mô thực vật

- Nguyên tố đại lượng (chiếm > 100mg/1kg chất khô của cây) gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

- Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.

II:Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực vật :

- Tham gia vào các thành phần cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan

- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây:

   + Thay đổi các đặc tính lý hóa của các chất keo nguyên sinh

   + Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất

   + Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây

- Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lông hút của rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?

Xem đáp án » 22/07/2024 541

Câu 2:

Khi nói về hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án » 31/07/2024 459

Câu 3:

Ở thực vật C3, biết rằng toàn bộ NADPH do pha sáng tạo ra chỉ được dùng cho pha tối để khử APG thành AlPG. Theo lí thuyết, để tổng hợp được 90g glucozơ thì cần phải quang phân li bao nhiêu gam nước?

Xem đáp án » 19/07/2024 395

Câu 4:

Chất nào sau đây là sản phẩm của pha tối?

Xem đáp án » 22/07/2024 372

Câu 5:

Khi nói về chu trình Canvin, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 23/07/2024 368

Câu 6:

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp bằng việc thải khí CO2, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án » 23/07/2024 333

Câu 7:

Khử nitrát là quá trình

Xem đáp án » 23/07/2024 280

Câu 8:

Khi nói về quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 19/07/2024 263

Câu 9:

Nguyên tố nào sau đây là thành phần cấu trúc của diệp lục?

Xem đáp án » 17/07/2024 235

Câu 10:

Trong thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp từ lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 20/07/2024 218

Câu 11:

Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 26/11/2024 211

Câu 12:

Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây? 

Xem đáp án » 20/07/2024 209

Câu 13:

Trong quang hợp, NADPH có vai trò:

Xem đáp án » 20/09/2024 207

Câu 14:

Ở cây lúa, nước chủ yếu được thoát qua cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án » 15/07/2024 206

Câu 15:

Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây ?

Xem đáp án » 20/07/2024 205

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »