Câu hỏi:
31/07/2024 438Khi nói về hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân giải 1 phân tử glucôzơ thì tối đa sẽ thu được 38 ATP.
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với hàm lượng nước của cơ thể và cơ quan hô hấp.
C. Cường độ hô hấp tỷ lệ nghịch với nồng độ .
D. Phân giải kỵ khí là một cơ chế thích nghi của thực vật.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Nước là dung môi hòa tan các chất, là môi trường cho các phản ứng hóa học đồng thời có thể trực tiếp tham gia vào các phản ứng. Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước.
→ Phát biểu B sai.
→ Chọn B.
* Tìm hiểu Các con đường hô hấp ở thực vật
- Thực vật có 2 con đường hô hấp: hiếu khí và lên men.
- Hô hấp hiếu khí phổ biến và lên men chỉ xảy ra trong điều kiện thiếu O2 giúp cây tồn tại tạm thời.
1. Hô hấp hiếu khí ở thực vật
Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh ở tế bào đang hoạt động sinh lí mạnh. Nó bao gồm đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron.
- Đường phân: Glucose phân giải thành 2 pyruvate và tạo ra 2 ATP, 2 NADH.
- Oxy hoá pyruvate và chu trình Krebs: 2 pyruvate chuyển thành 2 acetyl-CoA, 2 NADH và 2 CO2. 2 acetyl-CoA trong chu trình Krebs tạo ra 2 ATP, 6 NADH, 2 FADH và 4 CO2.
- Chuỗi truyền electron: NADH và FADH truyền electron tới O để tạo ra ATP và nước. Chuỗi truyền electron tạo ra nhiều ATP nhất trong quá trình hô hấp.
2. Lên men
- Lên men gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men. Pyruvate được tạo ra từ đường phân, trong điều kiện không có O2 sẽ lên men tạo thành ethanol hoặc lactate. Con đường lên men chỉ thu được 2 phân tử ATP từ 1 phân tử glucose.
* Tìm hiểu Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
1. Nước
- Nước là dung môi và hoạt hoá enzyme hô hấp, cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.
2. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme hô hấp, cường độ hô hấp tăng khi nhiệt độ tăng.
3. Hàm lượng O2
Hàm lượng O2 ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp. Hô hấp bị ảnh hưởng nếu O2 giảm dưới 10%, cây chuyển sang con đường lên men nếu O2 dưới 5%.
4. Hàm lượng CO2
Hàm lượng CO2 ức chế hô hấp hiếu khí, cây chuyển sang con đường lên men và tạo nhiều sản phẩm độc. Hàm lượng CO2 tăng 35% so với bình thường có thể làm mất khả năng nảy mầm của hầu hết các hạt giống.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Ở thực vật C3, biết rằng toàn bộ NADPH do pha sáng tạo ra chỉ được dùng cho pha tối để khử APG thành AlPG. Theo lí thuyết, để tổng hợp được 90g glucozơ thì cần phải quang phân li bao nhiêu gam nước?
Câu 5:
Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp bằng việc thải khí CO2, phát biểu nào sau đây sai?
Câu 9:
Trong thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp từ lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?