Câu hỏi:
13/10/2024 337Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam
B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản
C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản
D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Nhân tố được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam
Những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trường “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ. (SGK SỬ 9/Tr.37)
→ A đúng.B,C,D sai.
* NHẬT BẢN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC SAU CHIẾN TRANH
- Chiến tranh Triều Tiên (6 – 1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ là cơ hội để nền kinh tế Nhật Bản phát triển manh mẽ.
- Những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì, vượt các nước Tây Âu vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản.
- Những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
* Nguyên nhân của sự phát triển:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
+ Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những thành tựu tiến bộ của thế giới những vẫn giữ bản sắc dân tộc.
+ Hệ thống quản lý có hiệu quả của các công ty, xí nghiệp Nhật Bản.
+ Vai trò của nhà nước trong đề ra các chiến lược phát triển, điều tiết nền kinh tế.
+ Con người Nhật được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù, kỉ luật, tiết kiệm.
- Khó khăn, hạn chế: thiếu nguyên liệu, sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ và nhiều nước khác.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
II. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT SAU CHIẾN TRANH
a. Chính sách đối nội:
- Chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.
- Đảng Cộng sản cùng nhiều chính đảng khác được công khai hoạt động, phong trào bãi công và các phong trào dân chủ khác phát triển.
- Từ năm 1955 đến 1993, Đảng Dân chủ tự do (LDP) lên cầm quyền ở Nhật.
- Từ năm 1993, Đảng Dân chủ tự do mất quyền lập chính phủ, phải nhường chỗ cho các lực lượng đối lập.
b. Chính sách đối ngoại:
- Ngày 8 – 9 – 1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ”, để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
- Nhật Bản chi tiêu rất ít cho quân sự, thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng và tập chung phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 9: Nhật Bản
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 9 Bài 9: Nhật Bản
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đã vươn lên để trở thành một cường quốc về
Câu 2:
Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản trong thời kì chiến tranh lạnh khoảng
Câu 3:
Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản trong những năm 1945 - 1952?
Câu 7:
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?
Câu 8:
Bài học quan trọng mà Việt Nam có thể học tập từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là
Câu 9:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh?
Câu 10:
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 11:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của Nhật Bản trong những năm 1960 – 1973?
Câu 12:
Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?
Câu 14:
Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 15:
Để phát triển khoa học - kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?