Câu hỏi:
27/10/2024 113Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Không bị chiến tranh tàn phá
B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.
C. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
D. Nhận được viện trợ của các nước Tây Âu.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Nhận được viện trợ của các nước Tây Âu,không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Vì: sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, các nước Tây Âu bị thiệt hại nặng nề, phải dựa vào nguồn viện trợ của mĩ (qua kế hoạch Mác-san) để khôi phục kinh tế.
- Những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Mĩ trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
+ Thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến.
- Các đáp án còm lại là nguyên nhân tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
→ D đúng.A,B,C sai.
* NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1973.
1. kinh tế :
a. Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh:
+ Công nghiệp chiếm hơn ½ tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
+ 1948, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại.
+ Mĩ nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…
⇒ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
b. Nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển:
1 - Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
2 - Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.
3 - Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…
4 – Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, tập đoàn tư bản của Mĩ có sức sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.
5 - Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
2. Khoa học kỹ thuật:
- Mĩ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới; vật liệu mới; năng lượng mới; sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
3. Chính trị - xã hội.
a. Chính sách đối nội:
- Chính phủ Mĩ thi hành các chính sách nhằm: cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước; duy trì và bảo vệ chế độ tư bản; ngăn chặn, đán áp phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng tiến bộ,...
- Tuy nhiền, tình hình chính trị - xã hội của Mĩ không hoàn toàn ổn định, trong lòng xã hội chứa đựng nhiều mâu thuẫn, các phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi,...
b. Chính sách đối ngoại:
- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
- Chiến lược toàn cầu được cụ thể hóa qua những học thuyết khác nhau, ví dụ: học thuyết Truman, học thuyết Rigan,...
- Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu”:
+ Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội.
+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
- Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã:
+ Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”.
+ Trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới ( ví dụ: ở Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).
+ Thực hiện chiến lược hòa hoãn với các nước lớn để chống lại phong trào cách mạng thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển?
Câu 2:
Tình hình nổi bật của các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 là
Câu 3:
Nội dung nào không nằm trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ là
Câu 5:
Ý nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?
Câu 6:
Từ năm 1945 đến năm 1950, nền kinh tế của Tây Đức được phục hồi và phát triển về mọi mặt do?
Câu 9:
Mĩ đã thực hiện biện pháp cơ bản nào để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại?
Câu 10:
Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II là không đúng?
Câu 11:
Trong những năm 1973 – 1991, sự phát triển kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn, chủ yếu là do
Câu 12:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?
Câu 13:
Tại sao đầu những năm 70 của thế kỉ XX Mĩ lại thực hiện chính sách hoà hoãn với Liên Xô và Trung Quốc
Câu 15:
Sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai được biểu hiện rõ nét nhất ở điểm nào?