Câu hỏi:
16/12/2024 290Quá trình liên kết khu vực Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì
A. Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa
B. Tây Âu muốn dần thoát khỏi sự khống chế của Mĩ
C. Tây Âu bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mĩ và Nhật Bản
D. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu liên kết chặt chẽ cạnh tranh với Tây Âu
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Quá trình liên kết khu vực Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì Tây Âu muốn dần thoát khỏi sự khống chế của Mĩ
Tây Âu muốn dần thoát khỏi sự khống chế của Mỹ nhằm tăng cường độc lập kinh tế và chính trị, điều này thúc đẩy các quốc gia trong khu vực liên kết mạnh mẽ hơn để tạo ra một khối kinh tế và chính trị tự chủ hơn, giảm phụ thuộc vào Mỹ.
B đúng
- A sai vì các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa chủ yếu do sự lựa chọn hệ thống kinh tế và chính trị của từng quốc gia, không phải do yếu tố liên kết khu vực mà là sự phát triển tự nhiên của các nền kinh tế tư bản ở khu vực này.
- C sai vì Tây Âu bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mĩ và Nhật Bản chủ yếu là do sự cạnh tranh toàn cầu trong kinh tế, không phải do yếu tố nội tại của quá trình liên kết khu vực Tây Âu.
- D sai vì Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu liên kết chặt chẽ và cạnh tranh với Tây Âu chủ yếu liên quan đến sự đối kháng giữa các hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau, không phản ánh trực tiếp quá trình liên kết nội bộ của Tây Âu.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưa vào kế hoạch Macsan, Mĩ muốn khống chế các nước Tây Âu vào một mặt trận chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.
Vì thế, trong giai đoạn đầu, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mĩ. Đến giai đoạn sau, một số nước bắt đầu tách ra thậm chế trở thành đối trọng đối với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế, tiêu biểu là Pháp và Đức
Việc các nước Tây Âu liên kết với nhau cũng là để nâng cao vị thế của khu vực, cùng giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, đặc biệt là thống nhất cả về chính trị, an ninh nhằm tạo ra tiềm lực mạnh mẽ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
* Mở rộng:
LIÊN MINH CHÂU ÂU
1. Lý do liên hết, hội nhập khu vực:
- Thứ nhất: nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.
-Thứ hai: nhu cầu thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế ảnh hưởng của Mĩ vào khu vực.
- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới.
2. Quá trình hình thành và phát triển
- Ngày 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC).
- Ngày 25/03/1957, sáu nước này ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).
- Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
- 7/12/1991, Hiệp ước Maxtrich được ký kết, cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (có hiệu lực từ ngày 1/1/1993.
- Quá trình mở rộng thành viên ngày càng được đẩy mạnh:
+ Đến năm 2007, EU có sự tham gia của 27 nước thành viên.
+ 2016, sau cuộc trưng cầu dân ý, nước Anh tác khỏi Liên minh châu Âu.
3. Mục đích liên kết, hợp tác: Hợp tác, liên minh chặt chẽ giữa các nước thành viên trên lĩnh vực kinh tế, tiền tệ và chính trị ,an ninh chung.
4. Cơ cấu tổ chức: Năm cơ quan chính là Hội đồng Châu âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu âu, quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu âu và một số ủy ban chuyên môn khác.
5. Hoạt động tiêu biểu:
- Tháng 6/1979, bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
- Tháng 3/1995, hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.
- 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng - đồng Euro.
⇒ Hiện nay là EU là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển?
Câu 2:
Tình hình nổi bật của các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 là
Câu 3:
Nội dung nào không nằm trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ là
Câu 4:
Ý nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?
Câu 5:
Từ năm 1945 đến năm 1950, nền kinh tế của Tây Đức được phục hồi và phát triển về mọi mặt do?
Câu 8:
Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II là không đúng?
Câu 9:
Mĩ đã thực hiện biện pháp cơ bản nào để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại?
Câu 10:
Trong những năm 1973 – 1991, sự phát triển kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn, chủ yếu là do
Câu 11:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?
Câu 12:
Tại sao đầu những năm 70 của thế kỉ XX Mĩ lại thực hiện chính sách hoà hoãn với Liên Xô và Trung Quốc
Câu 14:
Sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai được biểu hiện rõ nét nhất ở điểm nào?
Câu 15:
Các nước Tây Âu có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm dựa vào?