Câu hỏi:
15/09/2024 509Ngành du lịch của Đồng bằng sông Hồng đang ngày càng phát triển chủ yếu là do
A. cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch hoàn thiện.
B. những đổi mới trong phát triển du lịch của các địa phương.
C. đông dân, nguồn lao động phục vụ cho ngành du lịch dồi dào.
D. sự đa dạng về tài nguyên du lịch nhân văn, du lịch tự nhiên.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Ngành du lịch của Đồng bằng sông Hồng đang ngày càng phát triển chủ yếu là do những đổi mới trong phát triển du lịch của các địa phương.
ĐBSH có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên vẫn còn dưới dạng tiềm năng. Chính vì vậy những đổi mới trong phát triển du lịch của các địa phương, đầu tư phát triển du lịch sẽ giúp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của vùng và thúc đẩy du lịch phát triển.
- Các đáp án khác,không phải là lý do chủ yếu giúp Ngành du lịch của Đồng bằng sông Hồng phát triển.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Du lịch
a) Tài nguyên du lịch
Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.
* Tự nhiên
- Địa hình: đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.
- Khí hậu: sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Nước: nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.
- Sinh vật: có nhiều giá trị du lịch, đặc biệt là các vườn quốc gia.
* Nhân văn
- Các di tích văn hoá - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng.
- Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử.
- Tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.
b) Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu
- Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.
- Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.
- Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta:
+ Các trung tâm du lịch: Hà Nội (phía Bắc), TP. Hồ Chí Minh (phía Nam), Huế - Đà Nẵng (miền Trung).
+ Các vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khu công nghiệp tập trung phát triển nhanh ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong thời gian gần đây, chủ yếu là do
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết bãi biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh nào sau đây?
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết thành phố Vinh thuộc đô thị loại mấy?
Câu 8:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG HỒ TIÊU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích và sản lượng hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Câu 9:
Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường biển nước ta hiện nay?
Câu 11:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
Câu 15:
Ở lưu vực sông suối miền núi nước ta thường dễ xảy ra thiên tai nào?