Câu hỏi:
27/12/2024 302Nền kinh tế của các vương quốc Chăm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?
A. Công – thương nghiệp là nền tảng chính.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính.
C. Buôn bán qua đường biển là ngành chính.
D. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Mặc dù cả Chăm-pa và Đại Việt đều có phát triển thương mại, nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo.
=> A sai
Chăm-pa và Đại Việt thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Ở Chăm-pa và Đại Việt có điều kiện thuận lợi trồng cây lúa nước (có nhiều dòng sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào; có đồng bằng phù sa màu mỡ; khí hậu nóng ẩm…) nên kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước
=> B đúng
Chăm-pa có lợi thế hơn về thương mại đường biển, nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng nhất.
=> C sai
Thủ công nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng không phải là ngành kinh tế chủ đạo của cả hai quốc gia.
=> D sai
Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a) Diễn biến cơ bản về chính trị
* Sự ra đời vương triều Vi-giay-a:
- Năm 988, một quý tộc người Chăm-pa đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.
- Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay).
* Tình hình chính trị:
- Từ năm 988 - 1220:
+ Gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía bắc.
+ Năm 1069, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình) và Ma Linh (phía bắc tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt.
+ “Cuộc chiến tranh Một trăm năm" (khoảng 1113 - 1220), khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.
- Từ năm 1220 - 1353:
+ Là thời kì thịnh đạt nhất của Vương triều Vi-giay-a.
+ Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ,…
- Từ cuối thế kỉ XIV - năm 1471: Vương triều Vi-giay-a khủng hoảng, suy yếu.
- Từ năm 1471 - đầu thế kỉ XVI: lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.
b) Tình hình kinh tế, văn hóa
* Tình hình kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế.
+ Kết hợp sản xuất nông nghiệp với các hoạt động chăn nuôi; đánh bắt hải sản và khai thác lâm, thổ sản.
- Thủ công nghiệp:
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển,...
+ Xuất hiện nhiều lò gốm nổi tiếng như: Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me...
- Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ với nhiều hải cảng, như Đại Chiêm (Quảng Nam); Tân Châu (Thị Nại ở Binh Định),...
* Tình hình văn hóa:
- Tôn giáo - tín ngưỡng:
+ Hin-đu giáo lá tôn giáo có vị tri quan trọng nhất.
+ Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển.
+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống cư dân.
- Chữ viết: chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hòan thiện.
- Kiến trúc và điêu khắc: nổi tiếng nhất thời kì này là các đền tháp được xây bằng gạch nung và trang trí phù điêu,...
- Ca múa nhạc: sử dụng các bộ nhạc cụ như trống, kèn Sa-ra-na,…; điệu múa nổi tiếng là vũ điệu Áp-sa-ra….
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị nước nào cai trị?
Câu 4:
Trong các thế kỉ X – XVI, tôn giáo nào có vai trò quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Cham-pa ?
Câu 5:
Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia đã
Câu 8:
Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là
Câu 12:
Trong khoảng thời gian từ 1113 – 1220, Chăm-pa tiến hành cuộc “chiến tranh Một trăm năm” với quốc gia nào?
Câu 14:
Trong các thế kỉ X – XVI, người dân Phù Nam vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam, đồng thời tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của