Câu hỏi:
27/12/2024 245Vùng đất Lục Chân Lạp thuộc lãnh thổ của quốc gia nào hiện nay?
A. Mi-an-ma.
B. Cam-pu-chia.
C. Thái Lan.
D. Việt Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Mi-an-ma (Myanmar) nằm ở phía Bắc của bán đảo Đông Dương, không tiếp giáp với vùng đất của Chân Lạp.
=> A sai
Vùng đất Lục Chân Lạp thuộc lãnh thổ của Cam-pu-chia hiện nay (SGK Lịch sử 7 - trang 93).4
=> B đúng
Thái Lan có một phần lãnh thổ cũ của Chân Lạp, nhưng không phải là trung tâm của Lục Chân Lạp.
=> C sai
Việt Nam chủ yếu là vùng đất của Thủy Chân Lạp (phần lãnh thổ Phù Nam cũ bị Chân Lạp chiếm).
=> D sai
Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a) Diễn biến cơ bản về chính trị
* Sự ra đời vương triều Vi-giay-a:
- Năm 988, một quý tộc người Chăm-pa đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.
- Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay).
* Tình hình chính trị:
- Từ năm 988 - 1220:
+ Gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía bắc.
+ Năm 1069, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình) và Ma Linh (phía bắc tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt.
+ “Cuộc chiến tranh Một trăm năm" (khoảng 1113 - 1220), khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.
- Từ năm 1220 - 1353:
+ Là thời kì thịnh đạt nhất của Vương triều Vi-giay-a.
+ Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ,…
- Từ cuối thế kỉ XIV - năm 1471: Vương triều Vi-giay-a khủng hoảng, suy yếu.
- Từ năm 1471 - đầu thế kỉ XVI: lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.
b) Tình hình kinh tế, văn hóa
* Tình hình kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế.
+ Kết hợp sản xuất nông nghiệp với các hoạt động chăn nuôi; đánh bắt hải sản và khai thác lâm, thổ sản.
- Thủ công nghiệp:
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển,...
+ Xuất hiện nhiều lò gốm nổi tiếng như: Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me...
- Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ với nhiều hải cảng, như Đại Chiêm (Quảng Nam); Tân Châu (Thị Nại ở Binh Định),...
* Tình hình văn hóa:
- Tôn giáo - tín ngưỡng:
+ Hin-đu giáo lá tôn giáo có vị tri quan trọng nhất.
+ Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển.
+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống cư dân.
- Chữ viết: chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hòan thiện.
- Kiến trúc và điêu khắc: nổi tiếng nhất thời kì này là các đền tháp được xây bằng gạch nung và trang trí phù điêu,...
- Ca múa nhạc: sử dụng các bộ nhạc cụ như trống, kèn Sa-ra-na,…; điệu múa nổi tiếng là vũ điệu Áp-sa-ra….
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị nước nào cai trị?
Câu 4:
Trong các thế kỉ X – XVI, tôn giáo nào có vai trò quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Cham-pa ?
Câu 5:
Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia đã
Câu 8:
Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là
Câu 10:
Nền kinh tế của các vương quốc Chăm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?
Câu 12:
Trong khoảng thời gian từ 1113 – 1220, Chăm-pa tiến hành cuộc “chiến tranh Một trăm năm” với quốc gia nào?
Câu 14:
Trong các thế kỉ X – XVI, người dân Phù Nam vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam, đồng thời tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của