Câu hỏi:
26/08/2024 115Một khu công nghiệp tập trung có đặc điểm nào dưới đây?
A. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn
B. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống
C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp
D. Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Một khu công nghiệp tập trung có đặc điểm Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống
Khu công nghiệp tập trung là do Chính phủ (hoặc cơ quan chức năng được Chính phủ uỷ nhiệm) quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
- Các đáp án khác,không phải là đặc điểm của khu công nghiệp tập trung.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Điểm công nghiệp
Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.
b) Khu công nghiệp
- Khu công nghiệp (khu công nghiệp tập trung) được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay.
- Do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
- Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao.
- Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn bị hạn chế.
- Tính đến tháng 12/2019, cả nước đã hình thành 335 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó đã có 256 khu đang đi vào hoạt động.
c) Trung tâm công nghiệp
- Hình thức tổ chức ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn.
- Có các ngành chuyên môn hóa, các ngành hỗ trợ và phục vụ.
- Về quy mô, chia làm 3 loại:
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,…
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Thái Nguyên, Vinh, Việt Trì,...
d) Vùng công nghiệp
- Là hình thức tổ chức cao nhất, không gian rộng lớn.
- Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp nước ta có 6 vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
Câu 3:
Ngành công nghiệp nào sau đây không được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
Câu 4:
Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự hình thành trung tâm công nghiệp Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên?
Câu 6:
Cơ cấu ngành công nghiệp chủ yếu của trung tâm công nghiệp Việt Trì là:
Câu 7:
Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là
Câu 8:
Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
Câu 9:
Ở phía Nam, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển vì
Câu 11:
Sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực - thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào
Câu 12:
Ngành thuộc da thủ công và công nghệ da trong những năm gần đây phát triển nhanh là do
Câu 15:
Ngành nào dưới đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?