Câu hỏi:
13/12/2024 325Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới
(1) Mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường
(2) Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể
(3) Mức tử vong của quần thể
(4) Kích thước của quần thể
(5) Mức sinh sản của quần thể
Số phương án trả lời đúng là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: B
- Số phương án trả lời đúng là : 3
Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể, kiểu phân bố cá thể trong quần thể
+ (1) :Đúng, vì mật độ cá thể cao có thể dẫn đến cạnh tranh nhiều hơn, ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống.
+ (2) Sai, vì kiểu phân bố phụ thuộc vào các yếu tố khác như môi trường sống, tập tính của loài và không liên quan trực tiếp đến mật độ cá thể.
+( 3) Đúng, vì mật độ cao thường làm tăng cạnh tranh, dễ dẫn đến tử vong cao hơn.
+(4) Sai, vì kích thước của quần thể là yếu tố độc lập với mật độ (mật độ = số cá thể/đơn vị diện tích hay thể tích).
+(5) Đúng, vì mật độ có thể ảnh hưởng đến khả năng giao phối và mức sinh sản (mật độ quá thấp sẽ giảm cơ hội gặp gỡ giữa các cá thể).
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
MẬT ĐỘ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
1. Khái niệm
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
- Ví dụ: mật độ cây thông là 1000 cây/ha diện tích đồi, mật độ sâu rau là 2 con/m2 ruộng rau,...
2. Ảnh hưởng của mật độ cá thể
- Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
+ Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt để giành thức ăn, nơi ở,... dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao.
+ Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì ngược lại, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
- Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Lý thuyết Sinh học 12Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?
Câu 8:
Cho sơ đồ các nhân tố chi phối kích thước quần thể, biết (1) là Mức sinh sản, chọn phương án đúng
Câu 9:
Hai nhân tố đóng vai trò chủ yếu điều chỉnh kích thước của quần thể là:
Câu 10:
Điều nào sau đây sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể động vật?
Câu 11:
Đối với một quần thể, khi N (số lượng cá thể trong quần thể) gần tới K (số lượng tối đa), điều nào sau đây có thể dự đoán được thông qua phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn:
Câu 13:
Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
(2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.
(3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.
(4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao
Câu 15:
Khi nói về mức sinh sàn và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?