Câu hỏi:
22/07/2024 190Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa, cho các phát biểu sau:
I. Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chính, không có quá trình tiêu hóa hóa học.
II. Ở dạ dày, quá trính tiêu hóa hóa học diễn ra mạnh hơn ở ruột non.
III. Đối với các động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ tổ ong.
IV. Ruột non có cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trả lời:
Đáp án A
Chỉ có phát biểu số IV đúng.
-I sai: Khoang miệng là phần đầu của ống tiêu hóa, có chức năng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học bước đầu đối với thức ăn. Đối với bọn sử dụng thức ăn là tinh bột thì quả trình tiêu hóa hóa học ở đây là chuyển tinh bột chín thành đường glucoz (dưới tác dụng của amilase và mantase). Còn đối với bọn động vật nhai lại, nước bọt ở khoang miệng còn có tác dụng trung hòa axit hữu cơ sinh ra do quá trình lên men ở dạ cỏ, giúp ổn định độ pH ở dạ cỏ.
-II sai: Dạ dày tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học một phần thức ăn, chuẩn bị cho giai đoạn tiêu hóa chính ở ruột non. Quá trình tiêu hóa hóa học ở ruột non diễn ra mạnh hơn ở dạ dày với hệ enzim tiêu hóa đa dạng.
-III sai: Ở động vật nhai lại, dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách được gọi chung là dạ dày trước, trong đó dạ cỏ là nơi diễn ra sự tiêu hóa sinh học mạnh nhất, hai phần còn lại đóng vai trò hỗ trợ là chính.
-IV đúng: Ruột non là nơi tiêu hóa hấp thu chính, sự tiêu hóa hóa học ở đây diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của hệ enzim dịch tụy, dịch ruột. Bên cạnh đó còn có quá trình tiêu hóa cơ học là các cử động của ruột non bao gồm các dạng chính là cử động lắc lư, cử động co vòng từng đoạn, cử động nhu động và cử động của lông ruột.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Ở chim, thức ăn sau khi được đi vào miệng thì sẽ di chuyển qua các cơ quan theo tuần tự nào sau đây?
Câu 4:
Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiết diện lớn nhất?
Câu 5:
Ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp
Câu 6:
Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn máu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được bơm vào xoang cơ thể với một áp lực thấp.
2. Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí.
3. Ở những loài có hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô.
4. Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín có áp lực máu cao và di chuyển theo một chiều nhất định.
Câu 8:
Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tổng tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 9:
Cho các loài động vật thuộc các lớp: Côn trùng, lưỡng cư, cá, chim, giáp xác. Cho các phát biểu sau:
I. Lưỡng cư chỉ hô hấp bằng da.
II. Loài hô hấp được như ống khí hoặc khí quản thuộc lớp cá.
III. Các loài thuộc lớp bò sát, chim, thú hô hấp bằng phổi.
IV. Các loài thuộc lớp côn trùng, giáp xác, cá hô hấp bằng mang.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Câu 10:
Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?
Câu 11:
Cho các phát biểu sau về tiêu hóa ở động vật:
(1) Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật nhai lại, xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai.
(2) Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại.
(3) Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa để biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non.
(4) Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả.
Có bao nhiêu phát biểu sai?
Câu 12:
Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp
Câu 13:
Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường qua bề mặt cơ thể?
(1) Thủy tức. (2) Trai sông.
(3) Tôm. (4) Giun tròn.
(5) Giun dẹp.
Câu 14:
Các loại côn trùng thực hiện trao đổi khí với môi trường bằng hình thức nào sau đây?
Câu 15:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi?
I. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.
II. Ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
III. Trong số các hệ đệm trong máu, hệ đệm trong máu, hệ đệm bicacbonat là hệ đệm mạnh nhất.
IV. Phổi không tham gia điều hòa cân bằng pH máu.