Câu hỏi:
02/08/2024 797Hệ tuần hoàn kín không có đặc điểm nào sau đây
A. Có hệ thống tim và mạch
B. Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
C. Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào để trao đổi chất và trao đổi khí
D. Có hệ thống dịch mô bao quanh tế bào
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Hệ tuần hoàn kín điển hình có tim, mạch; hệ mạch gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và dịch mô bao quanh tế bào, dịch tuần hoàn tiếp xúc với các tế bào thông qua dịch mô.
Loại A, B, D.
- Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào là đặc điểm của hệ tuần hoàn hở. Ở những loài này chưa có mao mạch. Với hệ tuần hoàn hở, áp lực máu chảy thấp hơn so với hệ tuần hoàn kín.
Chọn C.
* Tìm hiểu về hệ tuần hoàn ở động vật
a. Hệ tuần hoàn của động vật cấu tạo từ những bộ phận nào?
- Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô
- Tim: là một bơm hút và đẩy máy chảy trong hệ thống mạch máu
- Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
b. Chức năng của hệ tuần hoàn
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác
- Đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể
c. Các dạng của hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn hở:
- Có ở đa số động vật thuộc ngành chân khớp và một số loài thân mềm
- Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô, gọi chung là máu.
- Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.
Hệ tuần hoàn kín:
- Có ở giun đốt, một số thân mềm và động vật có xương sống
- Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim
- Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh
- Hệ thừa hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá xương, cá sụn) hoặc hệ tuần hoàn kép (lưỡng cư, bò sát, chim và thú).
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Ở chim, thức ăn sau khi được đi vào miệng thì sẽ di chuyển qua các cơ quan theo tuần tự nào sau đây?
Câu 3:
Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiết diện lớn nhất?
Câu 4:
Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn máu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được bơm vào xoang cơ thể với một áp lực thấp.
2. Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí.
3. Ở những loài có hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô.
4. Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín có áp lực máu cao và di chuyển theo một chiều nhất định.
Câu 5:
Ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp
Câu 7:
Cho các loài động vật thuộc các lớp: Côn trùng, lưỡng cư, cá, chim, giáp xác. Cho các phát biểu sau:
I. Lưỡng cư chỉ hô hấp bằng da.
II. Loài hô hấp được như ống khí hoặc khí quản thuộc lớp cá.
III. Các loài thuộc lớp bò sát, chim, thú hô hấp bằng phổi.
IV. Các loài thuộc lớp côn trùng, giáp xác, cá hô hấp bằng mang.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Câu 8:
Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tổng tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 9:
Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa, cho các phát biểu sau:
I. Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chính, không có quá trình tiêu hóa hóa học.
II. Ở dạ dày, quá trính tiêu hóa hóa học diễn ra mạnh hơn ở ruột non.
III. Đối với các động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ tổ ong.
IV. Ruột non có cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
Câu 10:
Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?
Câu 11:
Cho các phát biểu sau về tiêu hóa ở động vật:
(1) Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật nhai lại, xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai.
(2) Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại.
(3) Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa để biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non.
(4) Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả.
Có bao nhiêu phát biểu sai?
Câu 12:
Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường qua bề mặt cơ thể?
(1) Thủy tức. (2) Trai sông.
(3) Tôm. (4) Giun tròn.
(5) Giun dẹp.
Câu 13:
Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp
Câu 15:
Các loại côn trùng thực hiện trao đổi khí với môi trường bằng hình thức nào sau đây?