Câu hỏi:
16/10/2024 346“Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ
Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa...”
Hai câu thơ trên nhắc đến hiện tượng gì trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-197?
A. Đất nước bị chia cắt thành hai miền
B. Kháng chiến chống Mĩ trên cả nước
C. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước
D. Cuộc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực sau chiến tranh
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Hai câu thơ trên nhắc đến việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau với ranh giới là vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải do âm mưu của đế quốc Mĩ
=> A đúng
Kháng chiến chống Mỹ là một cuộc đấu tranh vũ trang, không được thể hiện rõ nét qua hình ảnh của dòng sông và nhịp cầu.
=> B sai
Hiệp thương tổng tuyển cử là một mục tiêu, chứ không phải là một hiện tượng được miêu tả qua hình ảnh.
=> C sai
Đây là một sự kiện lịch sử cụ thể, không liên quan đến ý nghĩa sâu xa của hình ảnh dòng sông và nhịp cầu.
=> D sai
*kiến thức mở rộng:
* Miền Nam chiến đấu chống chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 -1965).
a. Chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam :
- Âm mưu “Dùng người Việt, trị người Việt”
- Hành động:
+Tăng cường quân ngụy.
+ Sử dụng chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” do cố vấn Mĩ chỉ huy.
+ Thực hiện những cuộc càn quét để tiêu diệt CM miền Nam.
+ Lập “ấp chiến lược”.
+ Tăng cường bắn phá miền Bắc, phong tỏa biên giới .
b. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
* Chủ trương của ta:
Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy trên 3 vùng chiến lược với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự,binh vận).
* Thắng lợi của ta:
+ Quân sự:
- Năm 1962, ta đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh...
- Trên mặt trận chống phá bình định, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá ấp chiến lược. Kết quả đến cuối năm 1964, đầu năm 1965 ta phá được 2/3 số ấp chiến lược Mĩ lập nên.
- Ngày 2/1/1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc
+ Chính trị:
- Từ 8/5/1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển.
- Ngày 1/11/1963, chính quyền Diệm – Nhu bị lật đổ.
- Giai đoạn 1964 – 1965, tiến công chiến lược trên các chiến trường Miền Nam.
→ Quân ta làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965), Mĩ nhằm thực hiện âm mưu chiến lược nào?
Câu 2:
Âm mưu chủ yếu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” là nhằm
Câu 3:
Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện nào của tỉnh Bến Tre?
Câu 4:
Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện thủ đoạn nào dưới đây
Câu 5:
Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?
Câu 6:
Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là gì?
Câu 7:
Tổ chức chính trị nào được ra đời ở miền Nam Việt Nam từ trong phong trào Đồng Khởi?
Câu 8:
Một trong những nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ là
Câu 9:
Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng, vì
Câu 11:
Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam sau năm 1954 không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?
Câu 12:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định vai trò, vị trí của miền Bắc như thế nào?
Câu 13:
Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào
Câu 14:
Phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang
Câu 15:
Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ?