Câu hỏi:
19/07/2024 1,449
Điện phân (với cực điện trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm 0,2 mol Fe2(SO4)3, 0,2 mol CuSO4 và 0,4 mol NaCl. Biết rằng hiệu suất điện phân đạt 100%. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dung dịch hoàn toàn chỉ có màu nâu vàng.
B. Khi khối lượng catot tăng lên 6,4 gam thì đã có 19300 culong chạy qua bình điện phân.
C. Khi có 4,48 lít khí (đktc) thoát ra ở anot thì khối lượng catot không thay đổi.
D. Khi có khí bắt đầu thoát ra ở catot thì đã có 8,96 lít khí (đktc) thoát ra ở anot.
Trả lời:
Đáp án C
Tại catot sẽ lần lượt xảy ra các quá trình:
(1) Fe3+ + 1e → Fe2+
(2) Cu2+ + 2e → Cu
(3) Fe2+ + 2e → Fe
(4) 2H2O + 2e → H2 + 2OH-
Tại anot sẽ lần lượt xảy ra các quá trình:
a) 2Cl- → Cl2 + 2e
b) 2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Trong dung dịch ban đầu có 0,4 mol Fe3+, 0,2 mol Cu2+, 0,4 mol Cl- và các ion khác không tham gia phản ứng điện phân
A. Sai. Khi catot tăng 12,8 gam, tức là Cu2+ vừa hết, phản ứng (2) vừa kết thúc. Khi đó dung dịch chỉ có màu trắng xanh của Fe2+.
B. Sai. Khi khối lượng catot tăng lên 6,4 gam, tức là đã có 0,1 mol Cu2+ bị điện phân. Vậy phản ứng (1) đã xảy ra hết, phản ứng (2) xảy ra một phần
Áp dụng công thức : q = ∑ni ziF
Trong đó ni là số mol chất i (phân tử hoặc ion) bị điện phân, zi là số e của chất i trao đổi ở điện cực
Ta có: q = (0,4.1 + 0,1.2).96500 = 57900 (C)
C. Đúng. Khi có 4,48 lít khí thoát ra ở anot, tức là có 0,2 mol khí thoát ra suy ra phản ứng (a) xảy ra hoàn toàn và vừa đủ. Tại anot có 0,4 mol e trao đổi.
Đông thời tại catot phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn và vừa đủ. Chưa có kim loại kết tử trên điện cực.
D. Sai. Khi có khí bắt đầu thoát ra ở catot tức là các phản ứng (1) (2) (3) (4) đã xảy ra hoàn toàn. Số e trao đổi ở catot là 1,4 mol.
Tại anot, phản ứng (a) đã xảy ra hoàn toàn và có 0,4 mol electron đã tiêu thụ trong phản ứng (a), sinh ra 0,2 mol Clo
Số e tiêu thụ cho phản ứng (b) sẽ là 1 mol. Vậy có 0,25 mol khí oxi sinh ra.
Tổng số mol khí sinh ra tại anot trong trường hợp này là 10,08 lít.
Đáp án C
Tại catot sẽ lần lượt xảy ra các quá trình:
(1) Fe3+ + 1e → Fe2+
(2) Cu2+ + 2e → Cu
(3) Fe2+ + 2e → Fe
(4) 2H2O + 2e → H2 + 2OH-
Tại anot sẽ lần lượt xảy ra các quá trình:
a) 2Cl- → Cl2 + 2e
b) 2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Trong dung dịch ban đầu có 0,4 mol Fe3+, 0,2 mol Cu2+, 0,4 mol Cl- và các ion khác không tham gia phản ứng điện phân
A. Sai. Khi catot tăng 12,8 gam, tức là Cu2+ vừa hết, phản ứng (2) vừa kết thúc. Khi đó dung dịch chỉ có màu trắng xanh của Fe2+.
B. Sai. Khi khối lượng catot tăng lên 6,4 gam, tức là đã có 0,1 mol Cu2+ bị điện phân. Vậy phản ứng (1) đã xảy ra hết, phản ứng (2) xảy ra một phần
Áp dụng công thức : q = ∑ni ziF
Trong đó ni là số mol chất i (phân tử hoặc ion) bị điện phân, zi là số e của chất i trao đổi ở điện cực
Ta có: q = (0,4.1 + 0,1.2).96500 = 57900 (C)
C. Đúng. Khi có 4,48 lít khí thoát ra ở anot, tức là có 0,2 mol khí thoát ra suy ra phản ứng (a) xảy ra hoàn toàn và vừa đủ. Tại anot có 0,4 mol e trao đổi.
Đông thời tại catot phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn và vừa đủ. Chưa có kim loại kết tử trên điện cực.
D. Sai. Khi có khí bắt đầu thoát ra ở catot tức là các phản ứng (1) (2) (3) (4) đã xảy ra hoàn toàn. Số e trao đổi ở catot là 1,4 mol.
Tại anot, phản ứng (a) đã xảy ra hoàn toàn và có 0,4 mol electron đã tiêu thụ trong phản ứng (a), sinh ra 0,2 mol Clo
Số e tiêu thụ cho phản ứng (b) sẽ là 1 mol. Vậy có 0,25 mol khí oxi sinh ra.
Tổng số mol khí sinh ra tại anot trong trường hợp này là 10,08 lít.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi có dòng điện một chiều I = 2A qua dung dịch CuCl2 dư trong 10 phút. Khối lượng đồng thoát ra ở catot là
Câu 2:
Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là
Câu 4:
Cho dần bột sắt vào 50 ml dung dịch CuSO4 0,2M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch mất màu xanh. Lượng mạt sắt đã dùng là
Câu 5:
Dung dịch X chứa hỗn hợp các muối: NaCl, CuCl2, FeCl3 và ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là
Câu 7:
Điện phân một dung dịch chứa đồng thời các cation Mg2+, Fe2+, Zn2+, Pb2+, Ag+. Thứ tự các kim loại sinh ra ở catot lần lượt là
Câu 8:
Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là
Câu 10:
Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?
Câu 11:
Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,15 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,92 gam chất rắn. Giá trị của m là:
Câu 12:
Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau:
(1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3.
(2) Điện phân dung dịch AgNO3.
(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.
(4) Nhiệt phân AgNO3.
Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3 ?
Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau:
(1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3.
(2) Điện phân dung dịch AgNO3.
(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.
(4) Nhiệt phân AgNO3.
Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3 ?