Câu hỏi:

27/11/2024 589

Đai caspari có vai trò

A. cố định nitơ

B. vận chuyển nước và muối khoáng

C. tạo áp suất rễ

D. kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Đai caspari có vai trò kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ

+  Đai Caspari là một tập hợp các hợp chất cấu tạo từ suberin và cả licnin bao quanh khoảng gian bào mỗi tế bào nội bì, tạo thành một vành đai xung quanh lớp nội bì, hoàn toàn không thấm nước và chất tan.

+ Nước từ môi trường vận chuyển vào rễ theo con đường gian bào đến lớp nội bì này coi như kết thúc, dòng nước và khoáng phải chuyển sang con đường chất nguyên sinh mới vào được mạch gỗ. Nhờ đó, rễ ngăn được nước ở xylem mạch gỗ thẩm thấu ngược trở lại, đồng thời, cây có thể điều chỉnh lượng nước và chất hòa tan.

- Cố định nitơ là quá trình chuyển hóa khí N₂ trong không khí thành hợp chất chứa nitơ mà cây trồng hấp thụ được. Vai trò này do: Vi khuẩn cố định nitơ,Vi sinh vật lam,Yếu tố phi sinh học.

→ A sai.

- Nước và chất khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân và lá nhờ dòng mạch gỗ.

→ B sai.

- Nguyên nhân xuất hiện áp suất rễ là do chênh lệch áp suất thẩm thấu của mô rễ với dịch đất và sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.

→  C sai.

* Mở rộng:

Tìm hiểu "Quá trình hấp thụ khoáng và nước ở rễ diễn ra như thế nào?"

- Hấp thụ nước ở tế bào lông hút: theo cơ chế thẩm thấu (nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút)

- Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút: theo 2 cơ chế: thụ động (từ đất vào rễ theo gradien nồng độ) và chủ động ( ngược gradien nồng độ).

- Vận chuyển nước và khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: theo 2 con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất. (ảnh 2)

- Vận chuyển nước và các chất trong thân: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây (ảnh 3)

 (ảnh 4)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì

Xem đáp án » 19/07/2024 1,028

Câu 2:

Các ion khoáng:

(1) Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

(2) Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

(3) Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

(4) Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng.

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là

Xem đáp án » 26/07/2024 963

Câu 3:

Vòng đai Caspari có vai trò

Xem đáp án » 26/07/2024 713

Câu 4:

Phát biểu nào sau đây đúng?

1. Trời lạnh, sức hút nước của cây giảm.

2. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh.

3. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ.

4. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đông do cây tiết kiệm nước vì hút được ít nước

Xem đáp án » 19/07/2024 467

Câu 5:

Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 343

Câu 6:

Thực vật ở cạn có thể chết khi cây bị ngập úng. Điều nào sau đây là giải thích không đúng cho hiện tuợng đó?

Xem đáp án » 17/07/2024 328

Câu 7:

Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

Xem đáp án » 17/07/2024 319

Câu 8:

Trong các thành phần sau, thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ ?

(1) Lông hút         

(2) mạch gỗ

(3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ

(4) tế bào nội bì   

(5) trung trụ

(6) tế bào chất các tế bào vỏ

Xem đáp án » 20/07/2024 315

Câu 9:

Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do

Xem đáp án » 16/07/2024 299

Câu 10:

Cây không ưa mặn mất khả năng hấp thu nước trên đất có độ mặn cao chủ yếu là do

Xem đáp án » 19/07/2024 282

Câu 11:

Lông hút của rễ có thể biến mất trong môi trường nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 263

Câu 12:

Sự hấp thụ khoáng thụ động của tế bào không phụ thuộc vào:

(1) Hoạt động trao đổi chất.

(2) Sự chênh lệch nồng độ ion.

(3) Năng lượng.

(4) Hoạt động thẩm thấu.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án » 20/07/2024 254

Câu 13:

Khi bón phân với lượng lớn cho cây thì cây thường bị héo. Có bao nhiêu phát biếu sau đây không phù hợp với hiện tượng này?

1. Khi bón nhiều phân cây sẽ sinh trưởng tốt, lá to làm tăng tốc độ thoát hơi nước nên cây bị héo.

2. Bón phân với lượng lớn làm cho áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng.

3. Khi bón nhiều phân làm cho tốc độ thoát hơi nước của lá tăng dẫn tới cây bị mất nhiều nước.

4. Nếu tiến hành tưới nhiều nước cho cây thì có thể sẽ làm cho cây ít bị héo hơn

Xem đáp án » 23/07/2024 245

Câu 14:

Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là

Xem đáp án » 21/07/2024 241

Câu 15:

Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?

Xem đáp án » 17/07/2024 233

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »