Câu hỏi:
15/10/2024 265Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã tạo điều kiện để cả nước đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông
C. Chiến dịch Biên giới thu- đông
D. Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài, bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. (SGK SỬ 9/Tr.105)
=> A đúng
Đây là chiến dịch lớn của quân đội Việt Nam nhằm đẩy lùi cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc, vùng căn cứ địa của kháng chiến. Chiến dịch này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ căn cứ địa, nhưng diễn ra sau khi toàn quốc đã phát động kháng chiến vào cuối năm 1946, chứ không phải là điều kiện để cả nước bước vào kháng chiến lâu dài.
=> B sai
Đây là chiến dịch đánh dấu bước ngoặt chiến lược trong kháng chiến chống Pháp, giúp khai thông biên giới với Trung Quốc và nhận được viện trợ quốc tế. Tuy nhiên, chiến dịch này diễn ra vào giai đoạn kháng chiến đã bước vào cao trào và mục tiêu chính là mở rộng vùng giải phóng, chứ không phải là điều kiện ban đầu để phát động cuộc kháng chiến lâu dài.
=> C sai
Các chiến dịch tại trung du và đồng bằng Bắc Bộ diễn ra trong các năm 1951-1953, nhằm tiêu hao lực lượng của quân Pháp ở đồng bằng. Đây là các hoạt động nhằm mở rộng vùng giải phóng và tăng cường sức ép lên Pháp, nhưng không phải là bước khởi đầu của cuộc kháng chiến lâu dài.
=> D sai
*kiến thức mở rộng:
* Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lươc bùng nổ (19/12/1946)
a. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
-Thực dân Pháp tìm cách phá hoại Hiệp đinh sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9/1946 để tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam lần nữa.
- Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946 thực dân Pháp liên tục gây ra những cuộc xung đột vũ trang.
- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ buộc ta phải giao quyền kiểm soát cho chúng.
- Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp 2 ngày 18 và 19/12 tại Vạn Phúc (Hà Nội) quyết định phát dộng toàn quốc kháng chiến.
- Ngày 19/12/1946, Chủ tichhj Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
- Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch HCM, nhân dân cả nước nhất tề đứng lên chống Pháp. Đêm 19/12/1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu.
b. Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta
- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược được thể hiện qua 3 văn bản:
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
+ Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Trinh.
-Nôi dung: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự ực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
* Cuộc chiến đấu ở các dô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
- Mở đầu kháng chiến toàn quốc là cuộc chiến đấu của nhân dân ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc tao thế trận chiến đấu lâu dài.
- Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Đến ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô rút khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn.
- Tại các thành phố Nam Định, Huế, Đà Nẵng,…quần chúng chủ ddoonhj tiến công, giam địch cuối cùng chủ động rút khỏi thành phố ra căn cứ an toàn. Riêng tại Vinh, ngay từ đầu cuộc chiến đấu buộc địch phải đầu hàng.
- Phối hợp với nhân dân phía Bắc còn có nhân dân ở các tỉnh phía Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 từ ngày 19/12/1946-2/1947 thắng lợi đã để lại ý nghĩa gì?
Câu 2:
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc- thu đông 1947?
Câu 3:
Thực dân Pháp đã sử dụng chiến thuật gì trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947?
Câu 4:
Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã chuyển sang thực hiện âm mưu gì?
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về chủ trương “kháng chiến toàn dân” trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 6:
Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947?
Câu 7:
Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào?
Câu 8:
“Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?
Câu 9:
Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) đã
Câu 10:
Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954)?
Câu 11:
Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là gì?
Câu 12:
Loại quả nào đã được quân dân Việt Nam sử dụng như một loại vũ khí trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
Câu 13:
“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Đoạn văn trên phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?
Câu 14:
Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang
Câu 15:
Văn kiện lịch sử nào không phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?