Câu hỏi:

19/10/2024 140

Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 - đầu năm 1975?

A. Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn

B. Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam

C. Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ

D. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

Sự suy yếu của địch là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để quyết định tiến hành tổng tấn công. Cần phải có sự so sánh lực lượng một cách tổng thể giữa ta và địch.

=> A sai

Sự lớn mạnh của quân ta là yếu tố quan trọng, nhưng chưa đủ. Cần phải có sự đánh giá chính xác về khả năng của địch để lựa chọn thời điểm thích hợp.

=> B sai

Việc Mỹ rút quân tạo điều kiện thuận lợi cho ta, nhưng không phải là yếu tố quyết định. Quan trọng là phải đánh giá chính xác khả năng can thiệp của Mỹ trong tương lai.

=> C sai

Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976. (SGK SỬ 9/Tr.157)

=> D đúng

*kiến thức mở rộng:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

a. Chiến dịch Tây Nguyên (10/3 – 24/3/1975).

- Ta tập chung quân chủ lực mạnh với vũ khí, kĩ thuật hiện đại mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên – địa bàn chiến lược quan trọng.

- Ngày 10 – 3 – 1975, ta giành thắng lợi ở trận Buôn Ma Thuột.

- Ngày 12 - 3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng thất bại, hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển.

- Ngày 14 – 3 – 1975, địch rút khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung, trên đường rút chạy bị quân ta truy kích tiêu diệt.

- Ngày 24 – 3 – 1975, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng.

b. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (21/3 – 3/4/1975):

* Tại Huế:

- Khi Chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn Bộ Chính trị quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam, trước tiên là tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

- Ngày 21 – 3 , phát hiện địch co cụm ở Huế quân ta đánh thẳng vào căn cứ, hình thành thế bao vây địch trong thành phố.

- Ngày 25 – 3, quân ta tiến vào cố đô Huế, ngày 26 – 3 giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.

* Tại Đà Nẵng:

- Cùng thời gian trên, quân ta giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi,Chu Lai uy hiếp Đà Nẵng.

- Sáng 29 – 3 , quân ta tiến thẳng vào thành phố, đến chiều thì chiếm được thành phố Đà Nẵng.

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh

- Ngày 9 – 4, ta tấn công Xuân Lộc, ngày 16 – 4 phá vỡ tuyến phòng tủ của địch ở Phan Rang.

- Ngày 21 – 3, địch ở Xuân Lộc tháo chạy.

- Ngày 17 – 4, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.

- Ngày 26 – 4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, năm cánh quân của ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm cách cơ quan đầu não của địch.

- Trưa 30 – 4, xe tăng ta tiến thẳng vào dinh độc lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

- 11 giờ 30 cùng ngày, lá cờ cách mạnh tung bay trên nóc tòa nhà Phủ Tổng thống, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

- Đến ngày 2 – 5 – 1975, miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng.

Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 9 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, là phương châm tác chiến của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch nào?

Xem đáp án » 01/08/2024 2,017

Câu 2:

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”?

Xem đáp án » 18/07/2024 1,708

Câu 3:

Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)?

Xem đáp án » 19/10/2024 632

Câu 4:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) không có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?

Xem đáp án » 19/10/2024 544

Câu 5:

Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15 (tháng 1/1959) và nghị quyết 21 (tháng 7/1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là gì?

Xem đáp án » 19/10/2024 422

Câu 6:

Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm (1954 – 1975) là

Xem đáp án » 19/10/2024 290

Câu 7:

11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

Xem đáp án » 26/08/2024 284

Câu 8:

Căn cứ quân sự liên hợp nào lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam

Xem đáp án » 19/10/2024 274

Câu 9:

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?

Xem đáp án » 26/08/2024 237

Câu 10:

Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là ai?

Xem đáp án » 19/10/2024 233

Câu 11:

Ý nghĩa quan trọng của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?

Xem đáp án » 19/10/2024 211

Câu 12:

Thắng lợi nào dưới đây có tác dụng củng cố quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong việc đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976?

Xem đáp án » 20/07/2024 199

Câu 13:

Mĩ và chính quyền Sài Gòn có hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?

Xem đáp án » 26/08/2024 197

Câu 14:

Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều

Xem đáp án » 15/08/2024 194

Câu 15:

Chiến dịch nào mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975?

Xem đáp án » 19/10/2024 186

Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »