Bố cục Ếch ngồi đáy giếng hay, chính xác nhất - Cánh diều

Với Bố cục Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn lớp 7 hay, chính xác nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Ếch ngồi đáy giếng từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 1311 lượt xem
Tải về


Bố cục Ếch ngồi đáy giếng - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Bài giảng Ngữ văn 7 Ếch ngồi đáy giếng - Cánh diều

A. Bố cục Ếch ngồi đáy giếng

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "như một vị chúa tể"): Kể chuyện ếch khi ở trong giếng.

- Đoạn 2 (Phần còn lại): Kể truyện ếch khi ra khỏi giếng.

B. Nội dung chính Ếch ngồi đáy giếng

Một con ếch sống trong giếng lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Khi mưa to, nước dềnh đưa ếch ra ngoài. Quen thói huênh hoang, ếch bị một con trâu giẫm bẹp.

C. Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng (mẫu 1)

Trong một cái giếng, có một con ếch sống lâu ngày trong đó. Ở cái giếng đó chỉ có nhái, cua, ốc và chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Bởi thế mà Ếch nghĩ mình là chúa tể và coi cái thế giới bên ngoài bé như cái miệng giếng vậy, nó ra oai. Cho đến một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng lên đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ khi còn sống trong giếng, ếch ta đi nghênh ngang đi lại giữa đường liền bị một con trâu đi ngang giẫm bẹp. Qua câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" nhân dân ta gửi đến sự phê phán cho các kẻ thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết hạn hẹp, coi trời bằng vung giống như ếch coi trời bằng cái miệng giếng.

Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng (mẫu 2)

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp. Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”.

D. Tác giả, tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

I. Tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

1. Thể loại: Truyện ngụ ngôn

2. Phương thức biểu đạt: Tự sự

3. Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

Một con ếch sống trong giếng lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Khi mưa to, nước dềnh đưa ếch ra ngoài. Quen thói huênh hoang, ếch bị một con trâu giẫm bẹp.

Ếch ngồi đáy giếng - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

4. Bố cục tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "như một vị chúa tể"): Kể chuyện ếch khi ở trong giếng.

- Đoạn 2 (Phần còn lại): Kể truyện ếch khi ra khỏi giếng.

5. Giá trị nội dung tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.

- Mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.

- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

E. Đọc tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Đẽo cày giữa đường

Bố cục Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội 1

Bố cục Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Bố cục Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội 2

Bố cục Những cánh buồm

1 1311 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: