Bố cục Dọc đường xứ Nghệ hay, chính xác nhất - Cánh diều
Với Bố cục Dọc đường xứ Nghệ Ngữ văn lớp 7 hay, chính xác nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Dọc đường xứ Nghệ từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.
Bố cục Dọc đường xứ Nghệ - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều
A. Bố cục Dọc đường xứ Nghệ
Chia văn bản thành 4 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “nộp mình cho giặc”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thủy
- Đoạn 2: Tiếp đó đến “khát vọng quê hương”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về hòn Hai Vai.
- Đoạn 3: Tiếp đó đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền Quả Sơn
- Đoạn 4: Con lại: Những suy tư chăn chở của ba cha con về việc đời.
B. Nội dung chính Dọc đường xứ Nghệ
Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua đó ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người.
C. Tóm tắt tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm bạn bè của ông Sắc cùng hai người con là Khiêm và Côn. Dọc đường đi hai người con đã đặt cho cha rất nhiều những câu hỏi về cảnh sắc thiên nhiên đất nước, ông Sắc nổi tiếng là người học rộng biết nhiều nên đã giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các con. Qua cuộc trò chuyện của ba cha con trên đường đã bộc lộ phẩm chất riêng biệt của hai người con Khiêm và Côn.
D. Tác giả, tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
I. Tác giả
- Nhà văn Sơn Tùng sinh ngày 8/8/1928 tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944, có 70 năm tuổi Đảng. Nhà văn Sơn Tùng để lại một di sản văn chương đồ sộ đáng tự hào với hàng chục tác phẩm, trong đó có 21 tác phẩm tiêu biểu.
- Tiểu thuyết “Búp sen xanh” là tác phẩm tiêu biểu nhất, thành công nhất về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Cả cuộc đời lao động và sáng tạo của mình, nhà văn Sơn Tùng dành nhiều công sức và tâm huyết cho đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng và lan tỏa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cả trong và ngoài nước.
II. Tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
1. Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử
2. Xuất xứ: In trong “Búp sen xanh” NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2005
3. Ngôi kể: Ngôi thứ ba
4. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả
5. Tóm tắt tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
Câu chuyện kể về cuộc hành trình của ba cha con Phó bảng, từ đền thờ An Dương Vương đến vùng Ba Hòn, Đền Quả Sơn và kết thúc ở Nhà thợ họ Nguyễn Tiên Điền. Hành trình với biết bao câu hỏi thú vị của Côn và Khiêm. Từ đó bộc lộ phẩm chất và tài năng riêng biệt của hai cậu bé này.
6. Bố cục tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
Chia văn bản làm 3 đoạn
- Đoạn 1: từ đầu … “không cam chịu nộp mình cho giặc”: Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy, đền thờ Thục Phán.
- Đoạn 2: tiếp … “có chức trọng quyền cao đó, con ạ.”: Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Quả Sơn.
- Đoạn 3: còn lại: Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du.
7. Giá trị nội dung tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
- Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của ba cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện. Và qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người.
- Tinh thần yêu nước, tự hào về vẻ đẹp của non sông. Đồng thời, nhắc nhở mỗi người phải luôn nhớ về cội nguồn, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc.
8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị. Qua câu chuyện, gửi gắm những bài học sâu sắc.
- Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm.
E. Đọc tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
Ba cha con Phó bảng lại thủng thẳng bước trên con đường mà sông, núi mây trời đẹp như bức gâm thêu. Đi hết dãy núi Cấm, sang địa phận Diễn Châu, mảnh đất nổi tiếng trong lịch sử với tên gọi Châu Diễn, Côn tần ngần nhìn ngôi đền cổ kính có nhiều toà từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường Thiên li. Côn ngạc nhiên hơn khi đứng trên dốc nhìn về phía tây, đối diện với ngôi đền, dãy núi xa xa rất nhiều hình nhiều vẻ, càng ngắm, núi càng biến hoá những hình ảnh theo sự tưởng tượng của Côn. Hòn lèn gần nhất nằm ở giữa cánh cổng bát ngát màu xanh, lại y như một con người cụt đầu đứng hiện ngang giữa đời. Côn nói với cha
– Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, vẻ tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ.
Thấy con ham muốn tìm hiểu về cội nguồn, ông Sắc bước đến bên gốc cây tùng già, giở cơm nắm cho hai con ăn. Dưới bóng cây cổ thụ, ba cha con quan Phó bảng cùng nhìn về phía núi non biêng biếc trải tận chân trời xa, ông kể cho con nghe trọn câu chuyện lịnh sử Mỵ Châu – Trọng Thuỷ. Côn ngạc nhiên hỏi cha:
– Thành Cổ Loa ở mãi tận đâu, thưa cha?
– Cha chưa đi tới đó, nhưng cha đọc sách thấy xa… xa lắm, con ạ
Khiêm lắc đâu, giọng hơi kéo dài
– Người đời xưa có lẽ họ bịa chuyện chứ nàng Mỵ Châu kiếm đâu cho đủ lông ngỗng mà rải khắp con đường dài ấy cha?
Ông Sắc cười. Côn nói, vẻ thán phục:
– Chuyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ hay tuyệt, tài tình lắm. Con nhận thấy vua nhà Triệu nước Tàu nham hiểm ghê gớm. Chàng Trọng Thuỷ ngoan ngoãn làm theo mẹo của cha bày đặt. Còn vua nhà Thục nước ta lại trọng chữ tín, thành thật muốn hai nước ở kế nhau có hoà hiếu để dân được sống yên ổn làm ăn. Nhưng vua nước ta lại không đề phòng sự gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu. Nàng Mỵ Châu lại ruột để ngoài da. Cha vậy, con vậy thì giữ nước làm sao được? Nhưng câu chuyện lại cho thấy điều đáng trọng, không khinh được của vua Thục là: Người đã phải tự chém con gái mình và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội đê mắt nước chứ không cam chịu nộp mình
cho giặc.
Quan Phó bảng Sắc hơi sững sờ nhìn hai con, nhìn ngồi đến thờ Thục Phán:
– Con nói đúng. Nước có lúc thịnh, lúc suy. Đó là điều thường thấy trong trời đất. Nhưng con người ta lại phải biết giữ trọn khí tiết. Vua Thục Phán thuộc loại đó. Con hãy để ý về phong cảnh núi non, đền đài. Con vừa hỏi cha về hòn núi kia giống một người cụt đầu. Người ta thường gọi nó là hòn Hai Vai hoặc là núi “Tướng quân rơi đầu” đó con ạ. Còn phía xa xa kia là hòn Trồng Thủng. Từ hòn Trồng Thủng, một đãy núi dài dằng dặc sát chân trời, đó là núi Cờ Rách.
Hai mắt Côn chơm chớp nhìn theo hướng tay chỉ của cha. Khiêm thì ngạc nhiên thốt lên:
– Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình đáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể
– Từ lòng người mà suy ngẫm ra… con ạ. Người ta còn gọi vùng núi ấy là vùng Ba Hỏn. Theo chuyện kể từ hồi xửa hỏi xưa thì nước ta có giặc từ phương Bắc tràn vào, dân ở khắp miền đất nước ta nhất tề đứng dậy chồng giặc giữ nước. Từ vùng Nghệ Tĩnh ni có một vị tướng kéo đại binh ra Bắc đánh dư trăm trận, chẳng may trong một trận giáp chiến, con ngựa của ông vấp phải cọc, quy chân trước, bọn giặc xúm lại, ông bị một lát đại đao đi qua cổ, đầu rơi xuống đất. Ông nhoai người ra lây được đầu lắp lên cổ và phi ngựa mở đường máu chạy trở về. Quân sĩ của ông cũng kéo cờ mở trồng về theo. Trên đường về, vị tướng này đã gặp một ông lão tại phía bắc sông Mã (Thanh Hoá). Vị tướng dừng ngựa, hỏi:
– Thưa ông, từ xưa đã có người nào bị chặt đầu, lại chắp lên cổ mà sống được không?
– Thưa tướng quân, sống được ạ
Vị tướng lại thúc ngựa phi về tới Diễn Châu, quân sĩ bủa ra tận vùng Yên Thành. Vị tướng gặp một bà già ở phía nam sông Bùng liền hỏi:
– Thưa cụ, xưa nay có người nào bị chặt đầu, lại tự mình chắp vào cổ mà vẫn sống được không?
Bả cụ lắc đầu:
– Loài quỷ, loài yêu tinh thì mới có thể bị chặt đầu này mọc ra đầu khác, còn loài người thì nếu bị chặt đầu là chết.
Bà cụ vừa nói dứt lời, đầu vị tướng quân rơi xuống đất. Và ông đã hoá thành hòn núi Hai Vai. Ngựa của ông chạy thêm một đoạn lên vùng Yên Thành, hoá núi Mã Phục, tại làng Yên Mã. Trống, cờ cũng hoá thành Trống Thủng, núi Cờ Rách
Nghe cha kể xong câu chuyện, Khiêm vẻ mặt đăm chiêu nghĩ ngợi… Côn mắt vẫn nhìn về hòn Hai Vai, nói
– Cha ơi! Ước vọng của dân ta thật là đẹp. Tưởng tượng của người ta đền là tuyệt! Phải không cha?
Con nói đúng. Dáng núi non của quê ta thường thẻ hiện khát vọng của con người.
Một hôm, ba cha con quan Phó bảng Sắc đi qua xã Bạch Ngọc, thấy đền Quả Sơn uy nghỉ hơn cả đến Thục Phán An Dương Vương. Côn lại ngạc nhiên hỏi cha
– Chắc vị thân ni có công lớn lắm cho nên mới được dân làm đền thờ nguy nga, cha nhể?
– Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.
– Quan trường mà cũng bắt dân làm đền thờ. Ô! Tệ quá phải không cha?
– Con nghĩ hơi xốc nổi đó. Trong đám người làm quan có kẻ bất tài lại có người tài cao, đức trọng, làm lợi cho dân, được dân nhớ ơn làm đền của cụ Phó bảng tác thờ phụng. Con nên nhớ, đến Quả Sơn ni là nơi thờ quan động đến nhận thức, tình Lý Nhật Quang. Ngài là con thứ tám của vua Lý Thái Tổ, được phong tước Uy Minh hầu. Năm Tân Tỵ, vua Lý Thái Tông cử Lý Nhật Quang vào làm quan coi giữ đất Nghệ. Ngài đã có công mở mang bờ cõi, dẹp yên giặc phía tây, phía nam của đất nước. […] Nghề nông, nghề tằm tang, dệt lụa, đánh cả, làm muối được sớm thịnh hành khắp xứ Nghệ là do công lao. của quan Lý Nhật Quang. […]
Nghe xong câu chuyện của cha kể, Côn im lặng một hồi lâu. Còn nói như khoe với cha về điều mình thích thú
– Bây giờ con mới hiểu ra cái ý nghĩa câu vè mả bà ngoại thường nói vui: Dân vạn đại, quan nhất thời / Ghế ngoại cậu bé Côn đã quan ai ngôi xin chớ thờ ơ/ Thương dân, dân lập đền thờ / Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương
Quan Phó bảng vừa cười vừa nói:
– Bà ngoại nói không phải để mua vui đâu mà bà dạy cha, dạy những người có học, có chức trọng quyền cao đó, con ạ.
Quan Phó bảng Sắc đã dân hai con trai đi hầu khắp những nơi nổi tiếng về phong cảnh đẹp, về di tích lịch sử của Nghệ An. Ông lại đưa hai con sang Hà Tĩnh. Hai anh em Khiêm, Côn được cha dẫn về thăm nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền, thăm mộ đại thi hào Nguyễn Du. Côn tần ngần đứng bên cha, bên anh trước mộ Nguyễn Du và chạnh lòng thầm nhớ những câu thơ trong Truyện Kiều: Sè sè nắm đất bên đường/ Râu rầu ngọn cô nửa vàng, nửa xanh / Rằng sao trong tiết Thanh minh / Mà đây hương khỏi vắng tanh thế mà”…
Côn hỏi cha
– Nguyễn Du đã để lại Truyện Kiều mà bà ngoại thuộc, mẹ của con thuộc, đi An và bao nhiêu người ở làng ta đều thuộc. Công lao lớn ây sao dân lại không làm đền thờ ông Nguyên Du, hả cha?
– Người quê mình không coi công việc làm thợ, làm văn là trọng, con ạ. Thậm chí lại coi những người đàn giỏi hát hay là “đồ xưởng ca vô loài”.
– Sao con lại thầy có ngôi đền thờ thẳng ăn trộm bị đánh chết, hả cha?
Quan Phó bảng phì cười:
– Cha làm sao giải thích nỗi những điều ấy với con được?
Khiêm chau da trán, nhưng đã kiếm được, chỉ nói “mát” em:
– Việc đời đã dớ dận, mi lại “thông minh” dở dận nốt.
– Hứ, – Côn lườm anh Khiêm – anh đừng có khinh em là dớ dân. Anh không để ý chứ vừa rồi ta đi qua một cái miếu thờ cả cái tên ăn trộm, ăn cướp nữa. Trước cửa miều có một hàng chữ lớn, đắp ni: “Đạo tặc tối linh tôn thân”?
Khiêm im lặng. Ba cha con quan Phó bảng như rơi vào khoảng không và trong dòng suy nghĩ của mỗi người hiện lên một câu hỏi lớn về những việc đời…
F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
Nhan đề tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ nói về chuyến đi thăm bạn bè của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó
Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều