Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không

Với giải Câu hỏi ▼ trang 92 SGK Sinh học 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

1 563 29/10/2021


Giải Sinh học 10 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

Câu hỏi trang 92 SGK Sinh học 10:

- Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

- Em hãy kể những thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải prôtein.

- Theo em thì trong làm tương và làm nước mắm, người ta có sử dụng cùng một loại vi sinh vật không? Đạm trong tương và nước mắm từ đâu ra?

Lời giải:

- Bình đựng nước thịt chủ yếu là prôtein, còn bình nước đường chủ yếu là cacbohiđrat, quá trình phân giải prôtein và cacbohiđrat khác nhau được thực hiện bởi các nhóm vi sinh vật khác nhau và tạo ra các sản phẩm khác nhau.

 Chính vì vậy, bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp sẽ có mùi khác nhau.

- Một số thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải prôtein: mắm tôm, mắm cáy, nước tương…

- Trong quá trình làm nước tương và làm nước mắm không sử dụng cùng một loại vi sinh vật, vì nguyên liệu làm nước tương là đậu nành (prôtein thực vật), còn nước mắm là cá (prôtein động vật). Nguyên liệu sản xuất khác nhau nên phải dùng vi sinh vật khác nhau để tạo thành sản phẩm.

- Đạm trong tương từ đậu nành, còn nước mắm từ cá.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi ▼ trang 93 SGK Sinh học 10: Em hãy kể những thực phẩm đã sử dụng vi khuẩn lactic lên men...

Câu 1 trang 94 SGK Sinh học 10: Vi khuẩn lam tổng hợpprôtein của mình từ nguồn cacbon và ni tơ ở đâu...

Câu 2 trang 94 SGK Sinh học 10: Điền sự sai khác của hai quá trình lên men vào bảng sau...

Câu 3 trang 94 SGK Sinh học 10: Tại sao khi để quả vải chín qua 3 – 4 ngày thì có mùi chua...

1 563 29/10/2021