Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (Cánh diều) Tuần 19 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 2.
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tuần 19
Bài 1: Đọc bài sau:
NÀNG TIÊN BỐN MÙA
Mùa xuân ấm áp đã đến. Nàng tiên mùa xuân mang gió xuân rải màu xanh khắp các cánh đồng. Chim én vội vã bay về làm tổ, còn vịt con mải mê bắt tôm, bắt cá. Mùa xuân vừa qua đi, nàng tiên mùa hè đã vội đến ngay. Ánh mặt trời rực rỡ tỏa khắp nơi. Bé chạy ra ngoài tắm nắng, còn mẹ thì mang quần áo ra phơi. Nàng tiên mùa thu bay tới ngay sau mùa hè. Nắng phủ màu vàng ruộm lên khắp mặt đất. Ông nội vội đi thu gom lương thực cho những ngày đông. Mùa thu mát mẻ chẳng mấy chốc đã trôi qua, nhường chỗ cho nàng tiên mùa đông bay đến. Sương mù phủ trắng khắp nơi.
(Theo Truyện cổ tích)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Trong bài có những chi tiết nào nói về mùa xuân?
A. Chim én bay về làm tổ, vịt con bắt tôm, bắt cá.
B. Gió xuân rải màu xanh khắp các cánh đồng.
C. Ánh mặt trời rực rỡ tỏa khắp nơi.
2. Mùa hè đến, bé và mẹ làm gì?
A. Bé tắm nắng, còn mẹ phơi quần áo.
B. Bé và mẹ cùng tắm nắng và phơi quần áo.
C. Bé và mẹ cùng nhau tắm nắng.
3. Những chi tiết nào nói về mùa thu?
A. Nắng phủ màu vàng ruộn lên khắp mặt đất,
B. Ông nội thu gom lương thực cho mùa đông.
C. Khắp nơi phủ trăng sương mù.
4. Vì sao mỗi mùa đều được tác giả gọi là nàng tiên?
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
5. Câu “Ánh mặt trời rực rỡ tỏa khắp nơi.” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu dưới đây?
a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào?
Bài 2: Chọn l hoặc n điền vào chỗ trống và giải các câu đố sau:
a. Chim gì hay ...ói nhiều ...ời?
- Là chim....................
b. Tôi thường đi cặp với chuyên
Để nên đức tính siêng ...ăng học hành
Không huyền ...ảy mực công bằng
Nhờ tôi trọng ...ượng phân minh rõ ràng.
- Là những chữ:..................................
Bài 3: Điền tên mùa thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a. ....................... về làm cho hoa đua nhau nở, chim chóc hót vang.
b. ........................... nhắc học sinh nhớ ngày tựu trường.
c. Tiếng ve kêu rộn ra, hoa phượng thắp đỏ sân trường, ấy là .................... đã đến.
d. ....................... cây cối ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi nảy lộc.
Bài 4: Viết câu trả lời cho bộ phận in đậm:
a. Khi nào em được phá cô, rước đèn ông sao?
………………………………………………………………………………………...
b. Khi nào học sinh được nghỉ hè?
………………………………………………………………………………………...
c. Khi nào em thấy vui nhất.
………………………………………………………………………………………...
Bài 5: Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm trong đoạn thơ sau rồi điền vào chỗ trống trong ngoặc đơn:
Đựng trong chậu thì mềm (cứng/rắn)
Rửa bàn tay sạch quá (.....................)
Vào tủ lạnh hóa đá (...................)
Rắn như đá ngoài đường (......................)
Sùng sục trên bếp đun (.....................)
Nào tránh xa kẻo bỏng (........................)
Bay hơi là nhẹ lắm (.......................)
Lên cao làm mây trôi. (.........................)
(Theo Vương Trọng)
Bài 6: Gạch chân những từ ngữ chỉ sự vật cho em biết đoạn thơ sau nói về mùa xuân.
Một ngày kia, ngày kia
Én bay về khắp ngả
Đất trời đầy mưa bụi
Gọi mầm cỏ bật lên
Bàng xòe những lá non
Xoan rắc hoa tím ngát
Đậu nảy mầm ngơ ngác
Nhìn hoa gạo đỏ cành...
(Lê Quang Trang)
Bài 7: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
Trưa hè, ve kêu ................... (nỉ non, da diết, ri rỉ, ra rả). Nắng ............... (chói lọi, chói sáng, chói chang, chói lói) như trút lửa đổ xuống mặt đất. Thời tiết thật là ........................... (nóng sốt, nóng nảy, nóng hổi, nóng nực), ai cũng chỉ muốn đi tắm.
Bài 8: Bướm Trắng đang bay lượn trong vườn hoa thì gặp chị Ong Vàng đang say sưa bắt sâu tìm mật. Bướm trắng nói: “Chào chị Ong Vàng! Chị có nhận ra em không? Em là Bướm Trắng đây”.
Em hãy thay Ong Vàng đáp lại lời chào của Bướm Trắng và ghi lại.
ĐÁP ÁN – TUẦN 19
Bài 1:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
a,b |
a |
a,b |
Gợi ý: Vì mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều đáng yêu. |
c |
Bài 2:
a. Chim gì hay nói nhiều lời? - Là chim vẹt (khướu)
b. Tôi thường đi cặp với chuyên
Để nên đức tính siêng năng học hành
Không huyền nảy mực công bằng
Nhờ tôi trọng lượng phân minh rõ ràng. - Là những chữ: cần, cân
Bài 3:
a. Mùa xuân b. Mùa thu c. Mùa hè d. Mùa đông
Bài 4: Gợi ý
a. Rằm trung thu, em được phá cô, rước đèn ông sao.
b. Tháng sáu học sinh được nghỉ hè
c. Khi được đi chơi em thấy vui nhất.
Bài 5:
Đựng trong chậu thì mềm (cứng/rắn)
Rửa bàn tay sạch quá (bẩn)
Vào tủ lạnh hóa đá (ra)
Rắn như đá ngoài đường (mềm)
Sùng sục trên bếp đun (dưới)
Nào tránh xa kẻo bỏng (gần)
Bay hơi là nhẹ lắm (nặng)
Lên cao làm mây trôi. (thấp)
Bài 6: Một ngày kia, ngày kia
Én bay về khắp ngả
Đất trời đầy mưa bụi
Gọi mầm cỏ bật lên
Bàng xòe những lá non
Xoan rắc hoa tím ngát
Đậu nảy mầm ngơ ngác
Nhìn hoa gạo đỏ cành...
Bài 8:
Trưa hè, ve kêu ra rả. Nắng chói chang như trút lửa đổ xuống mặt đất. Thời tiết thật là nóng nực, ai cũng chỉ muốn đi tắm.
Bài 9:
Gợi ý:
Ong Vàng:
- Chào Ong Vàng. Chị quên em thế nào được!
(- Ong Vàng đấy à! Lâu lắm rồi chị không gặp em đấy!...)
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 20
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 21
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 22
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán lớp 2 – Cánh Diều
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 2 – Cánh Diều
- Giải VTH Hoạt động trải nghiệm lớp 2 – Cánh Diều
- Giải sgk Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Cánh Diều
- Giải VBT Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Cánh Diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 2 – Cánh Diều
- Giải vbt Đạo đức lớp 2 – Cánh Diều