Axit

Với lí thuyết trang 137,138 vbt Hóa học lớp 8 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Hóa 8. Mời các bạn đón xem:

1 889 lượt xem


Giải VBT Hóa 8 Bài 37: Axit. Bazơ. Muối

Lí thuyết trang 137,138 VBT Hóa học lớp 8

I. Axit

1. Khái niệm

- Ba axit mà em biết: HCl, H2SO4, H2CO3.

- Nhận xét thành phần phân tử các axit: đều có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.

Kết luận: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

2. Công thức hóa học

Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

3. Phân loại

Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia thành 2 loại: Axit không có oxi (HCl, H2S,...) và axit có oxi (H2SO4, HNO3, H3PO4, H2SO3,...)

4. Tên gọi

a) Axit không có oxi: axit + tên phi kim + hiđric

Thí dụ: HCl: axit clohiđric; H2S: axit sunfuhiđric

Gốc axit tương ứng: - Cl: clorua; = S: sunfua

b) Axit có oxi:

* Axit có nhiều nguyên tử oxi: axit + tên của phi kim + ic

Thí dụ:

HNO3: axit nitric; H2SO4: axit sunfuric; H3PO4: axit photphoric

Gốc axit tương ứng: - NO3: nitrat; =SO4: sunfat; ≡ PO4: photphat

* Axit có ít nguyên tử oxi: axit + tên phi kim + ơ

Thí dụ: H2SO3: axit sunfurơ; = SO3: sunfit

II. Bazơ

1. Khái niệm

- Ba bazơ mà em biết: NaOH; Ca(OH)2; Cu(OH)2.

- Nhận xét thành phần phân tử các bazơ: đều chứa 1 hay nhiều nhóm OH

Kết luận: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (OH).

2. Công thức hóa học

Công thức hóa học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại M và một hay nhiều nhóm hiđroxit – OH.

3. Tên gọi

Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit

Thí dụ: NaOH: Natri hiđroxit

KOH: Kali hiđroxit

Cu(OH)2: Đồng(II) hiđroxit

Fe(OH)3: Sắt(III) hiđroxit

4. Phân loại

Các bazơ được chia thành 2 loại tùy theo tính tan của chúng trong nước:

a) Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm

Thí dụ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

b) Bazơ không tan trong nước

Thí dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3.

III. Muối

1. Khái niệm

- Các muối thường gặp: NaCl, CuSO4, NaNO3, NaHCO3.

- Nhận xét thành phần phân tử của muối: có nguyên tử kim loại và gốc axit.

Kết luận: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

2. Công thức hóa học

Công thức hóa học của muối gồm kim loại và gốc axit.

Thí dụ: Na2CO3; NaHCO3.

Gốc axit tương ứng là = CO3 và –HCO3

3. Tên gọi

Tên muối: tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

Thí dụ:

Na2SO4: Natri sunfat

Na2SO3: Natri sunfit

ZnCl2: Kẽm clorua

Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat

4. Phân loại

Theo thành phần, muối được chia ra hai loại:

a) Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại

Thí dụ: Na2SO4, Na2CO3, CaCO3.

b) Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Thí dụ: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2.

Xem thêm lời giải vở bài tập Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 139 VBT Hóa 8: Hãy chép vào vở bài tập các câu sau đây...

Bài 2 trang 140 VBT Hóa 8: Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit...

Bài 3 trang 140 VBT Hóa 8: Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit...

Bài 4 trang 140 VBT Hóa 8: Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit...

Bài 5 trang 140 VBT Hóa 8: Viết công thức hóa học của oxit tương ứng...

Bài 6 trang 141 VBT Hóa 8: Đọc tên của những chất có công thức hóa học...

Bài 37.3 trang 141 VBT Hóa 8: Có 3 chất rắn là Cu, Al, CuO đựng riêng biệt...

Bài 37.16 trang 141 VBT Hóa 8: Điền thêm những công thức hoá học của những chất...

Bài 37.17 trang 142 VBT Hóa 8: Có thể điều chế được bao nhiêu mol axit sunfuric...

1 889 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: