VTH Ngữ văn 7 Văn bản 1: Thủy tiên tháng Một - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Văn bản 1: Thủy tiên tháng Một sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.

1 1,661 19/08/2022
Tải về


Giải VTH Ngữ văn 7 Văn bản 1: Thủy tiên tháng Một - Kết nối tri thức

 (Thô-mát L. Phrit-man)

Bài tập 1 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi có thể khái quát trong cụm từ:

Trả lời:

- Chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi: sự nóng lên của Trái Đất, sự bất thường của Trái Đất, biến đổi khí hậu, sự rối loạn khí hậu toàn cầu.

Bài tập 2 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Ấn tượng, suy nghĩ được gợi ra từ nhan đề của văn bản:

Chi tiết hoa thủy tiên bắt đầu nở vào tháng Một có thể xem là một chi tiết đắt hay không?

Lí do:

Trả lời:

- Nhan đề của văn bản đã gợi cho em ấn tượng về một loài hoa có tên là thuỷ tiên, gợi sự tò mò cho người đọc.

- Chi tiết hoa thuỷ tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt” vì:

+ Khiến cho cách đặt nhan đề của văn bản trở nên ấn tượng, nảy say nhiều sự tò mò.

+ Cho thấy trong khi trình bày, tác giả mang tới cho người đọc cả thông tin khoa học với những quan sát của cá nhân ngoài đời thực.

+ Là chi tiết làm nổi bật lên vấn đề cơ bản mà Trái Đất đang trải qua.

Bài tập 3 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những bằng chứng mà tác giả sử dụng để chứng tỏ “sự bất thường của Trái Đất”.

Một số bằng chứng cho thấy rõ thêm “sự bất thường của Trái Đất” từ sự trải nghiệm riêng của em.

Trả lời:

“Sự bất thường của Trái Đất” được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:

- Thời tiết diễn ra với tốc độ nhanh:

+ “Nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết đã thay đổi rất nhiều, ….những trận mưa bão rất lớn ở nơi này và những đợt nóng khắc nghiệt hơn, hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác.”

- Thời tiết tồn tại ở cả hai thái cực:

+ “… Vì thế, những khu vực có khí hậu khô tự nhiên sẽ càng khô hơn … do đó gây ra mưa lớn, lũ lụt nghiêm trọng hơn.”

Bài tập 4 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết" được thể hiện rõ qua đoạn văn từ câu:

Đến câu:

Căn cứ để xác định điều đó:

Những vế câu nói về nguyên nhân

Những vế câu nói về kết quả

 

 

Trả lời:

- Trong văn bản, đoạn văn thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa vác sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết” là đoạn: 2, 3, 4, 5.

Những vế câu nói về nguyên nhân

Những vế câu nói về kết quả

Nhiệt độ trung binhg chỉ cần tăng lên một chút

Thời tiết đã thay đổi rất nhiều.

Chính chênh lệch nhiệt độ làm hình thành cũng như tạo ra hướng vận động của gió trên bề mặt Trái Đất.

Khi bạn làm thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất, bạn cũng làm thay đổi hướng gió.

Trái Đất nóng hơn, tốc độ bay hơi nước cũng thay đổi

Xuất hiện những trận bão rất lớn ở nơi này và những đợt nóng khắc nghiệt hơn, hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác.

Nhiệt độ trung bình tăng và cả Trái Đất nóng lên

Đất bốc hơi nhiều hơn.

- Em xác định được như vậy vì mỗi đoạn đều chỉ ra được một vấn đề của biến đổi khí hậu và nêu ra được những thông tin rất khách quan và thuyết phục.

Bài tập 5 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng những tài liệu tham khảo cần thiết:

Trả lời:

Những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết:

- “Như Giôn Hô – đơ – rơ (John Holdren) nói: “….”sự rối loạn khí hậu toàn cầu””.

- “Trang CNN. Com (ngày 07/8/2007) giới thiệu …. chưa từng xày ra.”

- “Báo Niu Oóc Thai – mơ (New York Times), (ngày 13/6/2008) … quá sức ngạc nhiên””.

Bài tập 6 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những số liệu được tác giả đưa vào văn bản:

Ý nghĩa của việc đưa các số liệu đó vào văn bản:

Trả lời:

- Những số liệu mà tác giả đưa vào văn bản:

+ Số liệu về số ngôi nhà bị sập bởi lũ và mưa lớn ở Sudan: 23 000 ngôi nhà.

+ Số người thiệt mạng do lũ và mưa ở Sudan: ít nhất 62 người

+ “Vào tháng Năm, những đợt sóng lớn, cao đến 4,6 m đã tràn qua 68 hòn đảo của Man – đi – vơ”

+ “Vào tháng Bảy, nhiệt độ xuống tới …. 25 cm trên mặt đất.”

- Việc dẫn số liệu như vậy làm tăng tính thuyết phục cho thông tin tác giả trình bày, tạo sự tin cậy của độc giả.  

Bài tập 7 trang 53 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản:

Trả lời:

Sau khi đọc văn bản này, em hiểu hơn về vấn đề biến đổi khí hậu trên Trái Đất hiện nay. Đồng thời, em cũng học được loại văn bản thông tin cần có những yếu tố nào để trở nên thuyết phục, hấp dẫn người đọc.

Bài tập 8 trang 53 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.

Trả lời:

Vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng được quan tâm của tất cả mọi người trên toàn Trái Đất, trong số đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Do Việt Nam có đường biển dài nên khi mực nước biển dâng lên cao hơn thì đồng nghĩa với cuộc sống của người dân ven biển bị đe doạ. Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Trong vòng 10 năm trở lại đây, thiên tai đã khiến hơn 9.500 người chết và mất tích, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5 % GDP/năm.

Xem thêm các bài giải VTH Ngữ Văn lớp 7 sách Kết nối tri thức chính xác nhất khác:

Thực hành tiếng Việt trang 53

Văn bản 2: Lễ rửa làng của người Lô Lô

Văn bản 3: Bản tin về hoa anh đào

Thực hành tiếng Việt trang 59

Văn bản 4: Thân thiện với môi trường

1 1,661 19/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: