Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 107 Ôn tập và đánh giá cuối năm học – Kết nối tri thức

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập và đánh giá cuối năm học Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 dễ dàng hơn.

1 1,060 30/10/2023


Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập và đánh giá cuối năm học

Tiết 1 – 2

Bài 1 (trang 107 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Quan sát tranh ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 134) và trả lời câu hỏi.

a. Dòng chữ trên mỗi cánh buồm cho biết điều gì?

b. Theo em, cần ghi những gì vào cánh buồm số 6, 7, 8?

- Cánh buồm số 6:

- Cánh buồm số 7:

- Cánh buồm số 8:

c. Hình ảnh những chiếc thuyền đi từ sông ra biển có ý nghĩa như thế nào? Đánh dấu Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập và đánh giá cuối năm học | Kết nối tri thức vào ô trống trước phương án em chọn hoặc đưa ra ý kiến của em.

Hành trình học tập dài lâu sẽ mang lại cho em những hiểu biết lớn lao.

Bằng con đường học tập, tương lai của em sẽ ngày càng rộng mở.

Nếu biết gom nhặt kiến thức mỗi ngày, em sẽ thành công.

Ý kiến của em:

Trả lời:

a. Dòng chữ trên mỗi cánh buồm cho biết tên các chủ điểm trong sách Tiếng Việt 4.

b. Theo em, cần ghi những vào cánh buồm số 6, 7, 8 là:

6. Uống nước nhớ nguồn

7. Quê hương trong tôi

8. Vì một thế giới bình yên

c.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập và đánh giá cuối năm học | Kết nối tri thức

Hành trình học tập dài lâu sẽ mang lại cho em những hiểu biết lớn lao.

Bằng con đường học tập, tương lai của em sẽ ngày càng rộng mở.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập và đánh giá cuối năm học | Kết nối tri thức

Nếu biết gom nhặt kiến thức mỗi ngày, em sẽ thành công.

Ý kiến của em:

Bài 2 (trang 108 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Nối tên bài đọc với nội dung tương ứng.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập và đánh giá cuối năm học | Kết nối tri thức

Trả lời:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập và đánh giá cuối năm học | Kết nối tri thức

Bài 3 (trang 108 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

Vòng 1: Nối chủ ngữ với vị ngữ thích hợp.

Những đám mây trắng

Lượn bên những bông hoa

Cây bàng trước ngõ

Nhởn nhơ bay trên bầu trời.

Đàn bướm vàng

Đang nảy những chồi non.

Vòng 2. Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống.

1. Tô Hoài:……………………………………

2. Những câu chuyện ông viết:………………………

3. Truyện mà tớ thích đọc nhất:………………………

Vòng 3: Điền chủ ngữ thích hợp vào ô trống.

1. ……………………… thường nở hoa vào mùa hè.

2. ………………………có màu đỏ rực rỡ, dập dờn như cánh bướm.

3. ………………………hay nhặt những cánh hoa, ép vào trang sổ.

Trả lời:

- Vòng 1:

+ Cây bàng trước ngõ đang nảy những chồi non.

+ Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời.

+ Đàn bướm vàng lượn bên những bông hoa.

- Vòng 2:

+ Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.

+ Những chuyện ông viết là những truyện xoay quanh cuộc sống đời thường mang một ý nghĩa nhất định.

+ Truyện mà tớ thích đọc nhất là "Dế mèn phiêu lưu kí".

- Vòng 3:

+ Cây phượng thường nở hoa vào mùa hè.

+ Hoa phượng có màu đỏ rực rỡ, dập dờn như cánh bướm.

+ Tôi hay nhặt những cánh hoa, ép vào trang sổ.

Bài 4 (trang 109 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Giải ô chữ: Tiếng Việt lí thú

a. Tìm ô chữ hàng ngang

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập và đánh giá cuối năm học | Kết nối tri thức

b. Tìm ô chữ hàng dọc màu xanh.

Trả lời:

a.

1. đen

2. chấm

3. phẩy

4. riêng

5. chung

6. chủ ngữ

7. nhân hóa

8. già

9. buồn

10. chìm

11. trạng ngữ

12. tính từ

b. Ô chữ hàng dọc màu xanh: Em yêu hòa bình.

Tiết: 3-4

Bài 1 (trang 110 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Nối dấu câu với công dụng của nó.

DẤU CÂU

CÔNG DỤNG

Dấu gạch ngang

Báo hiệu phần giải thích, liệt kê.

Dấu ngoặc kép

Đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê.

Dấu ngoặc đơn

Đánh dấu phần chú thích.

Dấu hai chấm

Đánh dấu tên một tác phẩm, tài liệu.

Trả lời:

- Dấu gạch ngang: Đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý cần liệt kê.

- Dấu ngoặc kép: Đánh dấu tên một tác phẩm, tài liệu.

- Dấu ngoặc đơn: Đánh dấu phần chú thích.

- Dấu hai chấm: Báo hiệu phần giải thích, liệt kê.

Bài 2 (trang 110 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Điền dấu ngoặc kép, dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang vào ô trống.

Trong cuốn sách … Những bức thư giải Nhất Việt Nam …, có nhiều bức thư xúc động về những chủ đề khác nhau như…

… Thư gửi cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.

… Thư gửi một người mà tôi ngưỡng mộ nhất.

…Thư gửi cho một bạn nhỏ không nhà.

Trả lời:

Trong cuốn sách "Những bức thư giải nhất Việt Nam", có nhiều bức thư xúc động về những chủ đề khác nhau như:

- Thư gửi cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.

- Thư gửi một người mà tôi ngưỡng mộ nhất.

- Thư gửi cho một bạn nhỏ không có nhà.

Bài 3 (trang 110 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Thêm trạng ngữ để bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm hoặc mục đích, nguyên nhân,... cho các câu dưới đây.

a. ………………., chúng tôi đi xem phim “Vua sư tử".

b. ………………., mèo con đang nằm sưởi nắng.

c. ………………., Nam nghe thấy tiếng chim hót ríu ran.

Trả lời:

- Tối qua, chúng tôi đi xem phim "Vua sư tử".

- Trước hiên nhà, Mèo con đang nằm sưởi nắng.

- Chiều chiều, Nam nghe thấy tiếng chim hót ríu ran.

Bài 4 (trang 110 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Dựa vào bài thơ "Giọt sương" (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 138), viết 3 – 5 câu, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Trả lời:

Giọt sương trong bài thơ trên thật đẹp. Vào buổi đêm, giọt sương nằm trên phiến lá lắng nghe tiếng đêm, nghe lời chị gió và nghe trăng trò chuyện với vì sao. Vào buổi sáng, giọt sương lại tan đi mất để gọi sự sống muôn nơi.

Tiết 5

Bài 1 (trang 111 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em.

Trả lời:

Phía sau nhà bà em có một cái giếng nhỏ. Vào mùa hè, giếng lúc nào cũng mát rười rượi, nhờ giàn hoa giấy được ông trồng ở ngay phía trên.

Giàn hoa giấy ấy, được tạo nên từ hai cây hoa giấy trồng ở hai bên giếng. Với tuổi tác cao, gốc cây rất to và cứng cáp. Em áng chừng, gốc và thân ở dưới cũng phải bằng bắp tay của em cơ. Lớp vỏ thân cây có màu nâu sẫm, nhưng láng chứ không hề gồ ghề, nhăn nheo như các cây cổ thụ nhiều tuổi. Từ cách mặt đất chừng một mét, cây bắt đầu đẻ ra các cành đơn. Các cành ấy ngay từ khi mới mọc đã được ông em khéo léo lồng ghép, uốn vào chân của giàn tre phía trên cho bò lên đấy. Nên theo thời gian, nó cứ bò lên trên mái, rồi đẻ ra vô số nhánh con. Nhánh con lại đẻ ra nhánh cháu, nhánh cháu đẻ ra nhánh chắt. Cứ thế, giàn tre biến thành giàn hoa giấy với cơ man là cành hoa chồng chéo lên nhau. Chúng dày đến mức dù là những ngày nắng gay gắt nhất của mùa hạ, nắng cũng không có cách nào xuyên qua được.

Trên các cành nhánh hoa giấy cũng có nhiều gai nhọn. Gai hoa giấy nhỏ và thưa thớt, rồi cũng không cứng được như hoa hồng. Nhưng cũng đủ để bảo vệ giàn hoa khỏi các loài động vật tò mò. Lá hoa giấy có dáng như lá trầu nhưng nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng cái muỗng con con. Bề mặt lá láng bóng và hơi khum khum vào. Tuy nhỏ nhưng lá mọc dày và nhiều cành nhỏ, nên giafn hoa giấy vẫn rất là xanh mượt. Đẹp nhất giàn thì đương nhiên là hoa giấy. Hoa giấy nở thành từng chùm. Chùm nhỏ độ ba đến năm bông, chùm lớn có khi cả mười bông. Hoa giấy nhỏ như cái chén trà, gồm ba cánh mỏng như là giấy chụm lại với nhau, che chở mấy cái nhị hoa bé xíu. Hình dáng như cái đèn lồng với ba ngọn nến bên trong. Hoa giấy nhà bà có màu cam rực rỡ, ngó dưới ánh nắng cứ như là màu đỏ. Hoa gần như nở quanh năm, kể cả mùa đông. Nên cả giàn cây lúc nào cũng sáng rực rỡ. Khiến ai nhìn thấy cũng phải xuýt xoa khen ngợi.

Mỗi lần sang nhà bà chơi, em luôn thích thú ra sau nhà, ngồi dưới bóng mát cây hoa giấy để đọc sách, ngắm hoa. Đây chính là địa điểm du lịch hấp dẫn mà dù đến chơi bao nhiêu lần em vẫn chẳng hề thấy chán.

Bài 2 (trang 111 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Đọc lại bài văn của em và góp ý của các bạn để chỉnh sửa bài viết.

Trả lời:

- Em trao đổi bài làm với bạn để góp ý và cùng chỉnh sửa.

Xem thêm các bài giải VBT Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 26: Ngôi nhà của yêu thương

Bài 27: Băng tan

Bài 28: Chuyến du lịch thú vị

Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản

Bài 30: Ngày hội

1 1,060 30/10/2023