Tranh biện với các bạn về một trong những vấn đề sau: Khi cô rô-bốt Xô-phi-a (Sophia) lần đầu

Trả lời Câu 4 trang 88 sgk Ngữ văn 11 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 11.

1 450 24/08/2023


Giải Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) Củng cố, mở rộng trang 88

Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tranh biện với các bạn trong lớp về một trong những vấn đề sau:

- Khi cô rô-bốt Xô-phi-a (Sophia) lần đầu tiên được Chính phủ Ả Rập Xê Út cấp quyền công dân, người ta đã lo ngại rằng một ngày nào đó rô-bốt sẽ thống trị thế giới. Liệu điều này có thể xảy ra? Trí thông minh nhân tạo có phải là một mối đe dọa đối với con người?

- Thể thao có phải chỉ là nới phô diễn sức mạnh và biểu dương các chiến công?

- Học hỏi có phải chỉ là năng lực riêng của con người? Liệu loài vật có khả năng nhận thức, tích lũy và truyền tải tri thức hay không?

Trả lời:

Nội dung tham khảo: Khi cô rô-bốt Xô-phi-a (Sophia) lần đầu tiên được Chính phủ Ả Rập Xê Út cấp quyền công dân, người ta đã lo ngại rằng một ngày nào đó rô-bốt sẽ thống trị thế giới. Liệu điều này có thể xảy ra? Trí thông minh nhân tạo có phải là một mối đe dọa đối với con người?

Chắc hẳn trong đời sống mọi người đều đã từng được nghe nói về Trí tuệ nhân tạo (AI). Với mức độ quan tâm khác nhau thì mỗi người sẽ có sự hiểu biết và cách nghĩ khác nhau về nó. Hiện nay, AI là một trong những hướng phát triển nhanh, được chú ý đầu tư hàng đầu không những ở các nước phương tây mà còn ở Việt Nam.

Các hệ thống thông minh với khả năng xử lý thông tin khổng lồ đang hàng ngày trở thành trợ thủ giúp ích cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong việc ra quyết định và định hướng kinh doanh, marketing, tuyển dụng, đào tạo, ra chính sách,….

Song cũng mang lại rất nhiều nỗi lo sợ về sự trưởng thành vượt trội của nó và khả năng vượt quá khả năng quản lý của con người. Bình luận về trí tuệ nhân tạo: liệu AI là tương lai hay là tận thế của loài người?

Con người đang ngày càng thèm khát nhiều hơn việc ứng dụng Khoa học & Công nghệ vào đời sống và sản xuất. Bởi lẽ cái lời lãi công nghệ mang lại là vô tiền khoáng hậu. Công nghệ trí thông minh nhân tạo AI cũng không nằm ngoài sự thật đó, ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển, gần như là không thể ngăn lại. Càng thông minh, nguy cơ lấn át ý chí và tranh giành sự thống trị của loài người với Trái đất càng lớn hơn.

Hiện nay người ta đã tạo ra được những sản phẩm AI có "khối óc" xử lý cực kỳ nhanh nhạy và chính xác khiến chúng ta phải ngạc nhiên. Có thể kể đến một số ứng dụng của AI đang có hiện nay:

– Google đã và đang ứng dụng AI vào lĩnh vực xe tự hành, phân tích dữ liệu, hội thoại bằng giọng nói, chuẩn đoán bệnh (Deepmind Healdth).

– Facebook sử dụng Trí tuệ nhân tạo trong việc nhận diện hình ảnh, tin tức giả.

– Microsoft đang theo đuổi dự án điều trị ung thư bằng trí Trí tuệ nhân tạo.

– SoftBank có sử dụng AI, chế tạo robot Pepper làm lễ tân

Ưu điểm của việc dùng trí tuệ nhân tạo là mọi thứ đều hoạt động bằng máy tính và kết quả có nhanh chóng, các cấu trúc phân tích, dự đoán, tính toán dữ liệu có thể được học và điều chỉnh tự động hoàn toàn (học máy, học sâu & công nghệ tự học thông minh).

Trí tuệ nhân tạo trực tiếp giúp lĩnh vực kinh doanh mua bán hàng hóa trực tuyến trở nên dễ dàng hơn, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa thế giới “thực” và thế giới “ảo”. Thành công của “ông lớn” Amazon với mô hình siêu thị “Amazon Go” không cần bất kỳ nhân viên thu ngân nào là một minh chứng rõ nét nhất.

Ngoài ra có thể kể đến: AI giúp giảm chi phí & giải bài toán chăm sóc khách hàng trên diện rộng, thu thập thông tin trong chớp mắt, AI giúp dự đoán diễn biến, dự đoán tương lai…

Trở lại với lập luận về việc con người đang ngày càng thèm khát nhiều hơn việc ứng dụng Khoa học & Công nghệ vào đời sống và sản xuất. Bởi lẽ cái lời lãi công nghệ mang lại là vô tiền khoáng hậu. Bình luận về điều này, chúng ta có thể nói trí tuệ nhân tạo thực sự là "con cưng" của tương lai con người.

Chúng ta hãy tự hỏi rằng, nếu như một ngày kia khi chúng ta đối mặt với một AI đã hoàn thiện hơn Sophia và AlphaGo, chúng ta sẽ đứng ở vị thế nào? Một AI như thế có quyền công dân và hoàn toàn bình đẳng như chúng ta, nhưng sẽ thông minh hơn chúng ta nhiều lần, hiểu biết gấp hàng ngàn lần chúng ta, tính toán xử lý nhanh gấp hàng triệu lần chúng ta, không bao giờ có sai sót, không bao giờ biết mệt mỏi, không bao giờ đau ốm hay bệnh tật, không bao giờ đòi hỏi nghỉ ngơi, đòi hỏi người khác quan tâm hay giúp đỡ. Và đặc biệt là AI đó vẫn luôn tự học hỏi và nâng cấp không ngừng.

Chúng ta sẽ suy nghĩ gì khi gặp một AI chỉ mới ra đời từ ngày hôm qua và không cần phải trải qua nhiều chục năm học hành với rất nhiều nỗ lực như chúng ta, một AI với mức chi phí sản xuất rẻ hơn hàng trăm lần so với chi phí để nuôi dạy ta khôn lớn thành người, một AI mang lại hiệu quả công việc cao hơn bản thân ta gấp hàng chục lần mà không đòi hỏi lương hoặc với mức lương không đáng kể. Chúng ta sẽ suy nghĩ gì khi một AI đối xử với chúng ta đúng như một người bề trên hướng dẫn, chăm sóc, bảo vệ kẻ bề dưới? Khi đó, liệu chúng ta có cảm thấy sự tồn tại của mình là xấu xí, thừa thãi, vô dụng?

"Sự phát triển toàn diện của trí tuệ nhân tạo có thể hủy diệt nhân loại”, Hawking nói với hãng tin với BBC News năm 2014. Trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái với tạp chí WIRED, Hawking cho biết “A.I sẽ đạt tới mức độ hình thành loại hình sống mới vượt trội hơn con người”. “Tôi lo sợ A.I có thể thay thế toàn bộ con người. Nếu người này tạo ra virus máy tính thì người khác có thể tạo ra A.I tự nhân bản và phát triển theo thời gian. Đây sẽ là sự sống mới ưu việt hơn con người”.

Elon Musk, tỷ phú doanh nhân nổi tiếng người Nam Phi sáng lập Tesla Motor: "Nếu trở lại 40 hoặc 50 năm trước, chúng ta có Pong - trò chơi chỉ có những hình chữ nhật và hình vuông. Giờ đây, chúng ta có những trò chơi theo thời gian thực với hàng triệu người chơi cùng lúc", Musk lấy ví dụ. "Nếu càng phát triển, những trò chơi này sẽ ngày càng trở nên khó phân biệt với thực tế. Ta sẽ không thể chỉ ra sự khác biệt. Cả điều này lẫn nền văn minh của chúng ta sẽ đi đến chấm dứt".

Tuy nhiên khi bình luận về trí tuệ nhân tạo, thì Jack Ma tỷ phú doanh nhân Trung Quốc sáng lập nên Tập đoàn Alibaba phản bác: "Máy tính có thể thông minh, nhưng con người thông minh hơn. Chúng ta đã phát minh ra máy tính. Tôi chưa bao giờ nghe thấy chuyện máy tính phát minh ra con người", Jack Ma tiếp tục. Jack Ma nói rằng ông chưa bao giờ coi máy tính là một con người hay thậm chí là một con muỗi. "Hai năm qua, mọi người nói nhiều về AI, rằng con người sẽ bị kiểm soát bởi máy móc. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ như vậy. Đó là điều không thể", ông chủ Alibaba nói.

"Tôi cho rằng AI sẽ mở ra một chương mới cho thế giới này, khi mọi người hiểu bản thân mình hơn thế giới bên ngoài", chủ tịch Alibaba chia sẻ. "Tôi là người khá lạc quan. Và tôi cho rằng trí tuệ nhân tạo không phải là một mối đe dọa. Tôi cho rằng trí tuệ nhân tạo không phải thứ gì kinh khủng. Con người đủ thông minh để học về nó".

Cuối cùng, đứng ở vị trí của công dân bình thường thì cần giữ cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào định hướng của các nhà nghiên cứu. Đồng thời không quên bình luận, lên án những thành quả công nghệ diễn ra sai lệch.

1 450 24/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: