TOP 15 câu Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 8 (Cánh diều 2024) có đáp án: Đạo đức kinh doanh
Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11 Bài 8.
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh – Cánh diều
Câu 1. Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?
A. Chị T nhập hoa quả từ Trung Quốc về bán nhưng quảng cáo là hàng nhập khẩu từ Mĩ.
B. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
C. Cửa hàng X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
D. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
Đáp án đúng là: A
Chị T đã có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh vì đã gian dối, không trung thực trong kinh doanh.
Câu 2. Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần
A. khuyến khích, cổ vũ.
B. lên án, ngăn chặn.
C. thờ ơ, vô cảm.
D. học tập, noi gương.
Đáp án đúng là: A
Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.
Câu 3. Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?
A. Chị T nhập hoa quả từ Trung Quốc về bán nhưng quảng cáo là hàng nhập khẩu từ Mĩ.
B. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.
C. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
D. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
Đáp án đúng là: D
Doanh nghiệp P đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh vì: đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng cam kết.
Câu 4. Nhận xét về hành vi của Công ty P trong trường hợp dưới đây:
Trường hợp. Công ty P chuyên sản xuất và kinh doanh mĩ phẩm. Công ty đã mua nguyên liệu, máy móc, bao bì, tem nhãn để sản xuất đóng gói mĩ phẩm ghi nhãn của một số cơ sở trong và ngoài nước để bán kiếm lời.
A. Công ty P có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.
B. Công ty P đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
C. Công ty P biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.
D. Công ty P đã vi phạm đạo đức kinh doanh.
Đáp án đúng là: D
Trong trường hợp trên, công ty P đã vi phạm đạo đức kinh doanh vì đã: làm hàng giả, hàng nhái theo thương hiệu của một hãng mĩ phẩm nước ngoài nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Câu 5. Đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty V trong trường hợp dưới đây?
Trường hợp. Là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa, công ty V luôn nỗ lực đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng với nhiều biện pháp như: trang bị công nghệ tiên tiến, xây dựng hệ thống khép kín, tự động hoá hoàn toàn từ khâu chế biến đến đóng gói sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... Vì vậy, đã nhiều năm qua, công ty luôn nhận được giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng tin tưởng bình chọn.
A. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
B. Đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
C. Không quảng cáo cường điệu, sai sự thật về sản phẩm.
D. Cải tiến công nghệ sản xuất để nâng chất lượng sản phẩm.
Đáp án đúng là: D
Biểu hiện đạo đức kinh doanh của công ty V là: nỗ lực cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?
A. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.
B. Xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng.
C. Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận.
D. Kiềm chế sự phát triển của kinh tế quốc gia.
Đáp án đúng là: D
- Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực; nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng; đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; đồng thời thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế.
Câu 7. Một trong những vai trò của đạo đức kinh doanh là
A. điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực.
B. làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
C. hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
D. kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Đáp án đúng là: A
- Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực; nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng; đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; đồng thời thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế.
Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Trên đường đi học về, P và Q phát hiện cửa hàng V đang đổ nước thải chưa qua xử lí xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng: “Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.
Câu hỏi: Nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.
B. Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.
C. Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ cửa hàng V vì thiếu ý thức.
D. Báo công an và nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
Đáp án đúng là: A
Trong tình huống trên, nếu là P, em nên: bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm của chiếc xe ô tô đó rồi báo với lực lượng công an xã.
Câu 9. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức thực hiện đạo đức kinh doanh?
Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.
A. Anh C.
B. Ông B.
C. Ông B và anh C.
D. Không có nhân vật nào.
Đáp án đúng là: B
Trong tình huống trên, ông B đã có ý thức thực hiện đạo đức kinh doanh (thể hiện qua việc: ông B từ chối sử dụng loại hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ để làm sạch nguyên liệu; ông và người thân trong gia đình vẫn tự tay sơ chế nguyên liệu để đảm bảo an toàn cho khách hàng).
Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
A. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.
B. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.
C. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.
D. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần trung thực trong hoạt động kinh tế.
Đáp án đúng là: B
Sự cam kết và tận tâm của người lao động đối với doanh nghiệp xuất phát từ việc họ tin rằng: tương lai của mình gắn liền với tương lai của doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp thực hiện tốt đạo đức kinh doanh đối với người lao động (thông qua các hành động, như: tôn trọng, có chế độ lương và chế độ đãi ngộ tốt…) thì người lao động sẽ càng tận tâm với công việc và có tâm lý cam kết gắn bó lâu dài với tổ chức.
Câu 11. Đạo đức kinh doanh được hiểu là
A. những chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh.
B. tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mà bất kì cá nhân nào trong xã hội cũng có.
C. trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước.
D. yêu cầu cần có về kiến thức – kĩ năng – thái độ và năng lực của mỗi công dân trong xã hội.
Đáp án đúng là: A
- Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với khách hàng?
A. Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết.
B. Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh.
C. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
D. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
Đáp án đúng là: D
- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với khách hàng:
+ Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết;
+ Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh;
+ Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng...
Câu 13. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là
A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Đáp án đúng là: B
- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là:
+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết;
+ Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
Câu 14. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với nhau là
A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Đáp án đúng là: A
Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với nhau là vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
Câu 15. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ.
B. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
C. Thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.
D. Trốn tránh việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.
Đáp án đúng là: C
Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết là một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm KTPL 11 sách Cánh diều, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Trắc nghiệm Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Trắc nghiệm Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Trắc nghiệm Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Xem thêm các chương trình khác: