TOP 15 câu Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 16 (Cánh diều 2024) có đáp án: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11 Bài 16.
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc – Cánh diều
Câu 1. Đọc trường hợp sau và cho biết: anh A đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?
Trường hợp. Gia đình anh A sống ở vùng biên giới, anh rất tích cực hỗ trợ, kết hợp cùng các cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tuần tra biên giới nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia.
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
Đáp án đúng là: B
Trong trường hợp trên, anh A đã thực hiện tốt quyền bảo vệ Tổ quốc của công dân.
Câu 2. Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân.
B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
C. Tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới.
D. Tham gia biểu tình, bãi công.
Đáp án đúng là: D
Tham gia biểu tình, bãi công không phải là hành vi thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Tham gia dân quân tự vệ.
B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
D. Tham gia các hoạt động biểu tình, bãi công.
Đáp án đúng là: D
- Trong hoạt động bảo vệ Tổ quốc, công dân có nghĩa vụ:
+ Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc;
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự;
+ Tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân;
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc,....
Câu 4. Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Tình huống. Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghị đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q và anh V đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K không đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q và anh V vì lí do sợ bị trả thù. Không đồng tình với thái độ và hành động của ông K, ông Q và anh V vẫn tới đồn biên phòng để trình báo.
A. Ông Q và anh V.
B. Ông K và anh V.
C. Ông Q và ông K.
D. Ông Q, ông K và anh V.
Đáp án đúng là: A
Trong tình huống trên, ông Q và anh V đã thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân bằng việc chủ động theo dõi, đánh dấu vị trí và trình báo kịp thời hành vi chôn giấu vũ khí của nhóm người khả nghi với các cán bộ biên phòng trên địa bàn.
Câu 5. Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
B. Gian dối trong khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự.
C. Tham gia tập trung huấn luyện quân sự.
D. Cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đáp án đúng là: C
Hành vi Tham gia tập trung huấn luyện quân sự không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc
Câu 6. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói đến quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản của công dân.
B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
C. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm riêng của lực lượng quân đội.
D. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Đáp án đúng là: C
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân.
Câu 7. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc
A. có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia.
B. xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
C. gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
D. là nhân tố duy nhất gây mất trật tự an toàn xã hội.
Đáp án đúng là: D
Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc là nhân tố duy nhất gây mất trật tự an toàn xã hội.
Câu 8. Đối với các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần
A. học tập, noi gương.
B. khuyến khích, cổ vũ.
C. lên án, ngăn chặn.
D. thờ ơ, vô cảm.
Đáp án đúng là: C
Đối với các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.
Câu 9. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Tình huống. Ông Đ lập một nhóm kín trên mạng xã hội tập hợp những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền và tổ chức họp bàn kế hoạch, chuẩn bị vũ khí, công cụ hỗ trợ dự kiến tổ chức một cuộc bạo loạn với mục đích gây mất trật tự xã hội, an ninh chính trị nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Nhóm người này thường xuyên hội họp, bàn bạc kế hoạch tại nhà riêng của ông Đ tại xã X vào sáng chủ nhật hàng tuần. Anh K, chị V là hàng xóm của ông Đ. Nhận thấy những dấu hiệu khả nghi, anh K và chị V đã bí mật trình báo tới lực lượng công an xã X.
A. Anh K và chị V.
B. Công an xã X.
C. Ông Đ và đồng phạm.
D. Ông Đ, anh K và chị V.
Đáp án đúng là: C
Trong tình huống trên, ông Đ và đồng phạm đã vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?
A. Bảo vệ Tổ quốc trách nhiệm riêng của lực lượng quân đội.
B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ riêng của lực lượng công an.
C. Chỉ bảo vệ Tổ quốc khi đất nước xảy ra chiến tranh.
D. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Đáp án đúng là: D
Hành vi phản bội Tổ quốc gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho quê hương, đất nước, có thể khiến nhiều người sẽ bị mất tính mạng và khiến đất nước suy vong. Hành vi phản bội Tổ quốc đồng nghĩa với việc quay lưng lại với thành quả dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông, là sự chà đạp lên truyền thống của dân tộc.
Câu 11. Trong các trường hợp dưới đây, bạn học sinh nào đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Trường hợp 1. H khuyên bạn bè không nên xem một bộ phim nước ngoài vì có nhiều thông tin sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, đường lối quân sự của Việt Nam.
Trường hợp 2. N chỉnh sửa ảnh và đăng tải thông tin sai lệch về tình hình chính trị - xã hội đất nước lên mạng xã hội để tăng lượng tương tác.
Trường hợp 3. A khuyên một người bạn trong lớp không nên chia sẻ lại các thông tin tiêu cực, bất mãn với chính quyền lên mạng xã hội.
A. Bạn H (trong trường hợp 1) và bạn N (trong trường hợp 2).
B. Bạn N (trong trường hợp 2) và bạn A (trong trường hợp 3).
C. Bạn H (trong trường hợp 1) và bạn A (trong trường hợp 3).
D. Các bạn H, N, A (trong cả 3 trường hợp) đều thực hiện tốt.
Đáp án đúng là: C
Bạn H (trong trường hợp 1) và bạn A (trong trường hợp 3) đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Câu 12. Bảo về Tổ quốc là
A. trách nhiệm riêng của nhà nước.
B. quyền cơ bản, cao quý của công dân.
C. quyền dân chủ duy nhất của công dân.
D. trách nhiệm riêng của lực lượng vũ trang.
Đáp án đúng là: B
Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản, cao quý và là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
Câu 13. Hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng quy định pháp luật về quyền của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?
A. Tham gia nghĩa vụ quân sự.
B. Lan truyền bí mật quốc gia.
C. Tham gia hiến máu nhân đạo.
D. Tự trang bị vũ khí quân dụng.
Đáp án đúng là: A
Tham gia nghĩa vụ quân sự là hành vi thực hiện đúng quy định pháp luật về quyền của công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
Câu 14. Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?
A. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
C. Khám phá nền văn hóa của các nước khác.
D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
Đáp án đúng là: C
- Bảo vệ Tổ quốc bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
Câu 15. Theo quy định của pháp luật, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là
A. từ 18 tuổi đến 24 tuổi.
B. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
C. từ 18 tuổi đến 26 tuổi.
D. từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
Đáp án đúng là: B
Theo quy định của pháp luật, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 16. Trong trường hợp dưới đây, chị V đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?
Trường hợp. Chị V là một kĩ sư công nghệ thông tin, có chuyên môn tốt. Chị nhiều lần tham gia hỗ trợ các cơ quan nhà nước điều tra, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động tội phạm công nghệ cao chống phá Nhà nước, gây rối trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia. Tuy bận rộn nhưng chị V cảm thấy rất vinh dự, tự hào vì mình đã đóng góp được một phần công sức nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
Đáp án đúng là: B
Trong trường hợp trên, chị V thực hiện quyền bảo vệ Tổ quốc của mình bằng việc nhiều lần tham gia hỗ trợ các cơ quan nhà nước điều tra, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động tội phạm công nghệ cao chống phá Nhà nước, gây rối trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm KTPL 11 sách Cánh diều, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Trắc nghiệm Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Trắc nghiệm Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Trắc nghiệm Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Xem thêm các chương trình khác: